Ngồi buồn ngắm trời ngắm đất tìm ý tưởng cho công việc, tôi nhân tiện nghiên cứu qua hệ thống quản trị nhân sự của các doanh nghiệp nhà nước. Càng đọc, rồi sắp xếp những thứ thu được theo logic của mình thì càng thấy rằng các khối óc của nhà nước thực ra họ không chỉ ngồi và ăn. Có những thứ có thể họ đã nghĩ trước chúng ta cả chục năm. Chỉ tiếc là khi họ nghĩ xong thì họ không update nữa nên người ta cứ tưởng là cái gì của nhà nước cũng cổ cũng lạc hậu.

Không hề như vậy. Ví dụ như cái thông tư: Thông tư số 04/1998/TT- BLĐTBXH ngày 04/4/1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức, chuyên môn, nghiệp vụ. Thông tư này có từ năm 1998 tức là cách đây hơn chục năm. Nhìn thì có vẻ cũ nhưng đọc kỹ và chiếu sang thuật ngữ lộ trình công danh và từ điển năng lực thì thấy nó chỉ hơi thiếu cập nhật 1 chút (update). Cụ thể thì trong thông tư người ta đã vẽ ra lộ trình công danh cho các nhân viên. Trong lộ trình công danh đó có đủ cả từ năng lực, phân bậc năng lực, cách thức nâng bậc ... Chỉ có điều là nó khác với bảng phân bậc hiện đại như: Năng lực hài hước trong bộ từ điển năng lực của Microsoft

Đọc đi đọc lại thông tư rồi tôi copy lại và đưa nó vào bảng ma trận. Cũng mất công mất sức vì phải phân loại các tiêu chí vào với nhau. Cuối cùng thì cũng ra cái bảng nhìn nó có vẻ hiện đại và giống giống Microsoft.

Nhà mình có ai muốn xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên mà chưa biết làm thế nào và không muốn tốn công thì có thể tham khảo thông tư số 04/1998/TT- BLĐTBXH ngày 04/4/1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Điểu chỉnh đi 1 chút và cập nhật thêm tri thức hiện đại : Từ điển năng lực là ok.

Sau khi đưa vào ma trận, tôi thấy thú vị. Và tự nhiên tôi nghĩ đến bảng phân bậc Vinasa. Đây là bảng phân bậc của Nhật được Việt hóa. So sánh 2 bản phân bậc thì đúng là có sự khác biệt. Của Nhật Bản đơn giản và rõ ràng hơn nhiều:

Họ dùng 4 tiêu chí:
- giá trị tạo ra/đóng góp
- vai trò và kết quả công việc
- phạm vi đánh giá
- Mức độ thành thục
để phân loại nhân viên. Ví dụ: nhân viên bậc 1 là người chỉ:
+ xác định và giải quyết vấn đề
+ thực hiện công việc dưới sự chỉ huy cấp trên
+ tuân thủ hướng dẫn công việc và các hướng dẫn khác
+ đánh giá công việc và các đánh giá khác theo phạm vi cá nhân
nhân viên bậc 1 có thể tương đương với nhân viên mới vào nghề hoặc 1 năm làm việc

Còn Việt Nam thì dùng 3 tiêu chí:
- Hiểu biết
- Yêu cầu trình độ
- Làm được

Ở mỗi bậc trong bậc Việt Nam thì có 1 loạt định nghĩa. Đọc kỹ các định nghĩa này thực ra chỉ là sự nâng cấp của năng lực. Ví dụ như kiến thức cơ bản:
- Bậc 1 / cán sự: Nắm được kiến thức cơ bản
- Bậc 2 / chuyên viên: Nắm chuyên sâu kiến thức cơ bản

Như thế có thể lọc ra thêm các tiêu chí cho phân bậc Việt Nam. Thí dụ như tiêu chí kiến thức cơ bản chả hạn.

Click vào đây để tải bảng so sánh phân bậc giữa Việt Nam và Nhật: http://tailieunhansu.com/diendan/f494/bang-so-sanh-phan-bac-cua-viet-nam-voi-nhat-ban-72730


Cả nhà thấy thế nào? Nhà nước mình không hề lạc hậu, chỉ cần đứng ra ngoài và nhìn vào với 1 góc độ khác Mọi người sẽ thấy rằng những thứ chúng ta đang nghĩ chính là những thứ nhà nước đã từng triển khai.

À, trong bảng phân bậc ở trên có năng lực ngoại ngữ. Nhà nước viết khá chung chung. Tôi lại nghĩ đến bộ giáo dục và bài viết Khung năng lực ngoại ngữ theo chuẩn Việt Nam. Dùng khung năng lực nào đổ vào bảng phân bậc Việt Nam trên kia thì coi như chúng ta nhẹ 1 việc.

Như vậy các tri thức về nhân sự của Việt Nam đang bị tản mát ở mỗi nơi, mỗi bộ, mỗi thông tư 1 tý. Đơn cử như 2 cái thông tư ở trên (thông tư của bộ lao động và thông tư của bộ giáo dục). Liệu có ai chịu bỏ công ra để hợp nhất những kiến thức, tri thức này lại, viết lại thành 1 bộ Quản trị nhân sự hiện đại ? Nếu làm được thì tuyệt quá.

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • Rất hay anh ạ. Không biết đến khi nào em mới có đủ trình làm được như anh. Rất cảm ơn anh.

    • Chào bạn. Bạn có thể vui lòng dùng tên của mình để comment được không ? Mình thấy bạn giống như đi spam nhiều hơn là comment bạn ạ :(

  • Dear Mr Hùng
    Bài viết rất hay, anh có thể vui lòng gửi qua địa chỉ email trinh.vidan@gamil.com cho tôi bảng so sánh phân bậc VN - JP được không, Tải trên share nhân sự mình tải không được.
    Xin cảm ơn rất nhiều

    • Vâng. Anh đã đăng ký và kick hoạt thành viên qua mail chưa anh? Anh check mail anh nhé!

    • Mình có để link ở bài viết đấy bạn. Bạn vui lòng click vào link để tải về nhé!

  • Tôi không download tài liệu "So sánh bảng phân bậc của Việt Nam và Nhật Bản" được. Anh gửi giúp tôi vào địa chỉ email sau loan.nguyenthanh80@gmail.com Cảm ơn anh!

  • Bài rất hay và hữu ích. Cảm ơn anh nhiều. Tôi đã download về để tham khảo.

  • Anh Cường ơi, em đã là thành viên của hcm group nhưng lại quên password để log in rồi, anh reset lại giúp em nhé, email là dangthuy.an@yahoo.com. Cám ơn anh!

    • Dạ,

      Không có email nào phù hợp. Chị vui lòng đăng ký làm thành viên của hrshare giúp Cường chị nhé!

  • Rất bổ ích.. có điều là đường dẫn nên có màu chữ để phân biệt dễ dàng ^^

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

1 ngày ago

Bản đồ chiến lược có quan trọng đối với doanh nghiệp?

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết… Read More

1 ngày ago

Thư viện tài liệu nhân sự dành cho người mới vào nghề NS

Trong môi trường kinh doanh, quản lý nhân sự đòi hỏi sự chuyên sâu và… Read More

1 ngày ago

Lợi ích khi xây dựng quy chế trả lương dựa trên KPI

Một cơ chế trả lương phù hợp giúp nâng cao năng suất, chất lượng lao… Read More

3 ngày ago

Doanh nghiệp có gắn kết hay không là do có phúc lợi?

Liệu bạn có biết: Mức độ gắn kết của nhân viên là từ để chỉ… Read More

3 ngày ago

Áp dụng nguyên tắc SMART trong tuyển dụng

Với các phương pháp tuyển dụng thông thường, doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời… Read More

3 ngày ago