Chiều hôm qua có 1 bạn vào chat với tôi và hỏi: sổ lao động là cái gì ? Lúc đầu tôi cũng ngớ người ra vì mới nghe đến thuật ngữ này lần đầu. Sau khi trao đổi, tôi mới thấy hóa ra nó cũng không có gì to tát lắm chỉ là cái giống như sơ yếu lý lịch nhưng nó là sổ. Tự dưng sáng nay rất tình cờ tôi lại được đọc trên tường facebook của anh Khang về chủ đề này. Và thế là tìm hiểu. Tìm hiểu xong rồi thì tôi nghĩ : chúng ta - các HR nên nắm 1 ít thông tin về thuật ngữ này. Khi thanh tra lao động đến công ty, thể nào họ cũng hỏi cái này.

Trước khi đọc tiếp, bạn vui lòng vào đây www.kinhcan.net và search từ : "sổ lao động" nhé.



Hôm qua nghe VOV, thấy 1 bác chuyên gia quản lý "phê bình" (bằng cái phất trần) các doanh nghiệp không chịu làm Sổ lao động" cho người lao động.

Tuy nhiên bác ý giải thích rằng theo quy định, thì trong hồ sơ tuyển dụng, chỉ cần nộp Sơ yếu lý lịch (SYLL), hay Sổ lao động. Do đó người lao động chọn hình thức nộp SYLL cho đơn giản.

Mà hình như chả thấy nơi nào làm Sổ lao động. Hy vọng bác nào ra cái quy định này sẽ hủy nó đi!!! Có Sổ bảo hiểm xã hội là đủ chứng minh quá trình làm việc rồi còn gỉ? Còn về chuyên môn, đã có ty tỷ các loại bằng!

Sổ lao động - Thông tư số 18 ngày 31/5/1994

Đây là hướng dẫn của sở lao động:

1. Hướng dẫn của cơ quan nhà nước về cấp sổ lao động:

1. Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
2. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Lao động - Thương và Xã hội
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: sáng từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
3. Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Lao động - Thương và Xã hội (Số 26 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), theo các bước sau:
- Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận kết quả.
- Trao sổ lao động cho người nhận.
- Thời gian trả kết quả: sáng từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

2. Thành phần hồ sơ
1. - 02 tờ khai của người được cấp sổ lao động có dán ảnh (3 x 4);
2. - Sổ lao động theo mẫu quy định, có dán ảnh của người được cấp sổ. Ghi đầy đủ thông tin quá trình lao động, có xác nhận của người sử dụng lao động;
3. - Danh sách trích ngang của người được cấp sổ do cơ quan sử dụng lao động ký đóng dấu;
4. - Tờ trình của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động.
Số bộ hồ sơ: 02 (bộ)

Còn đây là 1 số trao đổi về sổ lao động:

Sổ lao động
Tôi chưa tìm hiểu kỹ nên chưa biết, xin hỏi mọi người sổ lao động có phải là sổ bảo hiểm xã hội không? Sao tôi ít nghe nói đến sổ lao động (quy định ở thông tư 18/lđtbxh ngày 31/5/1994, còn sổ BHXH thì nghe nói nhiều).

Re:Sổ lao động
Sổ lao động chắc chắn không phải là sổ bảo hiểm xã hội.

Sổ BHXH liên quan đến việc đóng BHXH, còn sổ lao động thì tôi chưa từng thấy mặc dù đã đi làm hơn chục năm, trải qua vài công ty rồi.

Re:Sổ lao động
Có sổ lao động đấy ntdieu à. Nó bắt đầu có từ tháng 6/1994 khi thông tư 18 mà hasosa nói ở trên được ban hành. Cụ thể là thông tư18/LĐTBXH-TT ngày 31/5/1994 về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ lao động. Ban hành kèm theo thông tư này là Quyết định số533/LĐTBXH-QĐ ngày 31/5/1994 về việc in, phát hành và quản lý sổ lao động. Về sau còn có Thông tư10/LĐTBXH-TT ngày 22/5/1996 bổ sung thông tư 18 nói trên.
Và tất nhiên, như ntdieu khẳng định, sổ lao động và sổ BHXH là hoàn toàn khác nhau. Sổ BHXH xuất hiện lần đầu tiên khi có Quyết định số 1443/LĐTBXH ngày 19/10/1995 về việc ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội. Sau đó Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư số09/LĐTBXH-TT ngày 26/4/1996 về việc hướng dẫn cấp và ghi sổ BHXH.
Các bạn tìm đọc và đối chiếu các văn bản trên sẽ thấy sự khác nhau giữa Sổ Lao động và Sổ BHXH, cả về hình thức, đối tượng được cấp, cách ghi sổ, việc quản lý...

Re:Sổ lao động
@ BachThanhDC : Cám ơn bạn đã nhắc nhở. Tôi cũng biết là có 1 thứ gọi là "sổ lao động", vì nó được quy định trong luật lao động hẳn hoi, chẳng hạn điều 43 quy định "Người sử dụng lao động ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động vào sổ lao động và có trách nhiệm trả lại sổ cho người lao động"

Quy định là thế nhưng cá nhân tôi chưa bao giờ được hưởng cái quy định đó, công ty cũ không lập sổ lao động, khi chuyển sang công ty mới thì họ không quan tâm gì đến sổ lao động, họ chỉ hỏi có sổ BHXH hay không để đóng tiếp.

Có lẽ sổ lao động phục vụ một giai đoạn quá độ nào đó trước khi có luật lao động 1994, khi còn có tương đối ít công ty, sau này số lượng doanh nghiệp tăng nhanh chóng, cơ hội việc làm mở rộng cho tất cả mọi người, cho nên sổ lao động tự nhiên trở nên một vật thừa. Văn bản pháp quy cuối cùng liên quan đến sổ lao động (theo tra cứu trên TVPL) cách đây đã 14 năm, có vẻ nhà nước đã bỏ quên thứ giấy tờ này rồi.

Re:Sổ lao động
Chưa có văn bản nào quy định là không phải cấp sổ lao động cho người lao động, tuy nhiên khi kiểm tra tại một số doanh nghiệp thì thanh tra chỉ nhắc nhỡ DN phải thực hiện chứ ít sử dụng quyền xử phạt để xử lý sai phạm. Kể cả dự thảo của Bộ luật Lao động mới cũng vẫn còn quy định này (kèm theo file là dự thảo)

Còn đây là trao đổi trên hrlink: http://www.hrlink.vn/diendan/index.php?showtopic=10148

Theo điều 21 của Nghị định của Chính phủ số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 (quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động) như sau:

Điều 21. Vi phạm những quy định khác
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây:
a) Không khai báo việc sử dụng lao động; không báo cáo tình hình thay đổi nhân công; không báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động quy định tại Điều 182 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;
cool.gif Không lập sổ lao động; không lập sổ lương; không lập sổ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 182 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;
c) Không trả sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Nghị định này đã có một số sửa đổi tuy nhiên mục này chưa sửa đổi nên vẫn có hiệu lực đấy biggrin.gif
Gởi kèm Nghị định các bạn tham khảo thêm nha.
Thân



Còn thực tế các doanh nghiệp đang làm gì để theo dõi nhân viên ? Các bạn xem ảnh ở dưới đây nhé.

Chúc bạn 1 ngày vui với thuật ngữ không mới nhưng bị lãng quên này: Sổ lao động

Tái bút 5/12/2015: Ai đã đọc đến cuối bài này thì vui lòng đọc bài update này nhé. Sổ lao động đã được bãi bỏ. Chi tiết: Sổ lao động có còn hiệu lực theo quy định pháp luật hay đã bị bỏ ? ( http://goo.gl/bvU540 )

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • A Kính cận cho e hỏi chút.
    Việc làm sổ lao động cho NLĐ có bắt buộc không ạ?

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Kế toán nguồn nhân lực là gì?

Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More

15 giờ ago

Hướng dẫn cách tính lương theo sản phẩm chi tiết

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More

17 giờ ago

Nội quy cửa hàng (quán) ăn

NỘI QUY QUÁN ĂN * Làm bể tô 50.000₫ * Làm bể ly 30.000₫ *… Read More

18 giờ ago