John Maxwell là chuyên gia lãnh đạo số 1 với hơn 75 cuốn sách bán chạy về lãnh đạo. Vậy khái niệm lãnh đạo theo John Maxwell là gì? Và cùng Blognhansu tìm hiểu về 5 cấp độ lãnh đạo thành công nhé!

Định nghĩa lãnh đạo của John Maxwell

Theo John C. Maxwell, ông định nghĩa về lãnh đạo như sau: “Leadership is Influence, nothing more, nothing less”. John C. Maxwell được mệnh danh là chuyên gia lãnh đạo số 1 và từng đoạt giải thưởng Horatio Alger năm 2019. Đồng thời, Maxwell là tác giả của hơn 75 cuốn sách bán chạy nhất về lãnh đạo và định nghĩa “lãnh đạo là sự ảnh hưởng, không hơn, không kém”.

Nếu khả năng lãnh đạo là sức ảnh hưởng thì bạn có tự hỏi “làm thế nào để tác động đến những người xung quanh”. Lúc này, hãy nghĩ về một người nào đó đã có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của bạn. Lời nói hay lời nói nào có tác động đến bạn và khiến bạn tốt hơn. Vậy còn ai đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, họ đã làm những hành động gì? …

Mô hình 5 cấp độ lãnh đạo của Maxwell

5 cấp độ lãnh đạo theo Maxwell được sắp xếp theo 5 cấp bậc, bao gồm: Position - Permission - Production - People Development - Pinnacle. Hiểu đơn giản là Chức vụ - Sự cho phép - Định hướng kết quả - Phát triển nhân lực - Đỉnh cao.

1. Position - Chức vụ

Cấp 1 - Chức vụ là khởi đầu của khả năng lãnh đạo. Trong giai đoạn này, mọi người sẽ theo bạn bởi vì bạn chính là ông chủ.

Các nhà lãnh đạo ở cấp độ này thường không giỏi gây ảnh hưởng với người khác. Họ chủ yếu hoàn thành các công việc thông qua quyền lực vị trí đang nắm giữ. Khi bắt đầu công việc quản lý, bạn sẽ có quyền lực nhưng bất kỳ ai cũng có thể được bổ nhiệm vào vị trí này. Vì vậy, cấp độ này không cho bạn biết về phẩm chất lãnh đạo của một người.

2. Permission - Sự cho phép

Sự cho phép là giai đoạn thứ hai, mọi người vẫn sẽ đi theo bạn vì họ muốn. Mọi thành viên không bị buộc phải theo dõi mà thay vào đó, họ theo lựa chọn cá nhân. Với cấp 2, mọi người cho phép bạn lãnh đạo họ. Nguyên nhân là vì họ thích bạn như người lãnh đạo và đánh giá cao sự năng động.

Trong cấp độ này, bạn nhận ra khả năng lãnh đạo không chỉ là quyền lực nữa. Bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân để phát triển sự ảnh hưởng đến với những người khác.

3. Production - Định hướng kết quả

Ở giai đoạn 3, các thành viên sẽ đồng hành cùng bạn vì những đóng góp của bạn đã làm cho tổ chức. Khi mọi người mong muốn đồng hành vì họ thích người đứng đầu. Tuy vậy, có sự khác biệt giữa ngưỡng mộ và tôn trọng. Ngưỡng mộ đòi hỏi một điều gì đó hơn thế - chính là “kết quả đạt được”.

4. People development - Phát triển nhân lực

Cũng như những cấp độ trên, mọi người cũng sẽ theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. Họ đồng hành vì lợi ích chung, có thể là vì sự nghiệp của bạn sẽ tăng khả năng thăng tiến nhờ sự lãnh đạo của người đứng đầu. Bạn được tiếp cận với những trách nhiệm lớn hơn và thăng tiến lên các cấp lãnh đạo cao hơn.

Để đạt được vị trí lãnh đạo cao hơn, nên biết cách giúp đỡ người khác trở thành lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo ở cấp 4 sẽ có kế hoạch rõ ràng để phát triển con người, kỹ năng, dùng cả thời gian và tiền bạc của người đứng đầu để phát triển kỹ năng lãnh đạo của người khác.

5. Pinnacle - Đỉnh cao

Cấp độ cao nhất khiến mọi người “nghe theo” vì bạn xứng đáng là người đứng đầu và về phẩm chất bạn có. Trong giai đoạn này, bạn truyền cảm hứng về tinh thần lãnh đạo. Bạn dành thời gian đào tạo những nhà quản lý, những người sẽ tự mình đạt được thành công và đào tạo thế hệ tương lai.

Lợi ích khi hiểu biết về 5 cấp độ lãnh đạo

Có rất nhiều lợi ích đặc biệt liên quan đến việc phát triển kỹ năng lãnh đạo. Hiểu về 05 cấp độ lãnh đạo của Maxwell sẽ giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống. Khi lên đến cấp độ leader, quản lý hay giám đốc bộ phận, bạn sẽ có thêm thu nhập, thăng tiến nhanh trong công việc. Cũng như, tầm ảnh hưởng nhất định đến nhân sự cấp dưới và với các phòng ban khác.

Cách để trở thành nhà lãnh đạo “cấp độ 5”

1. Có mục đích và tầm nhìn

Một nhà lãnh đạo cấp độ 5 luôn có một mục đích rõ ràng và một tầm nhìn xa trông. Tầm nhìn không chỉ là một câu khẩu hiệu mà cần cụ thể, đo lường được và truyền cảm hứng cho cả đội. Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ biết cách truyền đạt tầm nhìn đó cho nhân viên, giúp họ hiểu rõ mục tiêu chung và cùng nhau hướng tới thành công.

2. Phát triển kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo không phải là điều bẩm sinh mà cần được rèn luyện và phát triển không ngừng. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ luôn tìm kiếm cơ hội để học hỏi và nâng cao bản thân. Điều này có thể bao gồm việc tham gia các khóa học, hội thảo, đọc sách, hoặc tìm kiếm một người cố vấn giàu kinh nghiệm.

3. Đáng tin cậy và có trách nhiệm

Sự tin cậy là nền tảng của mối quan hệ lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo đáng tin cậy sẽ luôn giữ lời hứa, chịu trách nhiệm về hành động của mình và minh bạch trong giao tiếp. Nhân viên sẽ cảm thấy an tâm và sẵn sàng làm việc khi có một người lãnh đạo đáng tin cậy.

4. Kỹ năng truyền cảm hứng

Khả năng truyền cảm hứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết cách khơi dậy đam mê và động lực làm việc của nhân viên. Họ sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được trân trọng và có cơ hội phát triển.

5. Sáng tạo và đổi mới

Thế giới đang thay đổi không ngừng, và các nhà lãnh đạo cần phải thích ứng với những thay đổi đó. Một nhà lãnh đạo sáng tạo sẽ luôn tìm kiếm những cách thức mới để giải quyết vấn đề và cải thiện hiệu quả làm việc.

6. Sự đồng cảm

Sự đồng cảm giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Khi hiểu được nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ có thể tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ.

7. Lắng nghe các góp ý

Một nhà lãnh đạo giỏi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả làm việc mà còn giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có tiếng nói.

8. Thích ứng nhanh

Thị trường và môi trường kinh doanh luôn thay đổi, và các nhà lãnh đạo cần phải có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi đó. Một nhà lãnh đạo linh hoạt sẽ không bị bó buộc bởi những quy tắc cũ và sẵn sàng thử nghiệm những cách làm mới.

Lời kết,

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell. Đừng quên chia sẻ với những người xung quanh nếu bạn cảm thấy nội dung hữu ích. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo nhé!

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Hợp đồng lao động loại nào có lợi hơn cho người lao động?

Người lao động nên ký loại hợp đồng lao động loại nào để có lợi… Read More

8 giờ ago

Phúc lợi là gì? Lợi ích khi xây dựng chế độ phúc lợi hợp lý cho nhân viên

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc thu hút và giữ… Read More

8 giờ ago

3 phương pháp phân tích công việc hiệu quả trong quản trị nguồn nhân lực

Phân tích công việc là một quá trình hệ thống nhằm thu thập, phân tích… Read More

9 giờ ago

Người lao động có quyền được biết về lý do khấu trừ tiền lương của mình không?

Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More

3 ngày ago