Tiền lương trong trường hợp đi làm vào ngày nghỉ lễ, tết như thế nào?

Bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TBXH) khẳng định người lao động đi làm vào các ngày lễ, tết sẽ được hưởng ít nhất 300% vào các ngày lễ, tết, ít nhất 200% vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất 150% vào ngày thường so với đơn giá tiền lương hoặc tiền lương trả thực theo công việc. Quy định này đã nêu rõ trong Bộ luật Lao động 2012 và đến nay các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc việc này.

Theo bà Minh, tại Điểm c Khoản 1 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2012 quy định, vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Và theo khoản 5 Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì: "Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần."

Trước vấn đề nhiều người lao động hiểu rằng mình hưởng 400% mức lương khi đi làm ngày nghỉ lễ, bà Minh giải thích: “Nhiều người hiểu đi làm lễ, tết hưởng 400% lương, nhưng luật không viết 400% mà con số chính thức là 100% là phần đương nhiên người lao động đã được hưởng, cộng với 300% đi làm cho ngày đó”.

Riêng đối với đối tượng người lao động có lương thực hưởng và lương đóng bảo hiểm xã hội khác nhau thì lương trả đối tượng này phải hưởng 300% tính trên mức lương thực hưởng.

Điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành điều 97 Bộ luật Lao động về cách tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm như sau:

"1.a. Người lao động hưởng lương theo thời gian được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;

b. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

2. Tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm được tính:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

3. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

4. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.

5. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động) được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động) được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần".

Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH cũng đưa ra bảng tính chi tiết cách tính thu nhập của người lao động khi làm việc vào các ngày nghỉ lễ và làm thêm giờ, làm đêm, làm thêm giờ vào ban đêm.

Nguồn: molisa.gov.vn

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

6 bước trong quy trình khen thưởng nhân sự xuất sắc tại doanh nghiệp

Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More

8 giờ ago

Ứng dụng mô hình 5Ps của Schuler trong quản trị nhân sự

Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More

11 giờ ago

Mô hình 5Ps của Schuler là gì? Các yếu tố trong mô hình 5Ps

Mô hình 5Ps của Schuler, được đặt tên theo nhà nghiên cứu Randall S. Schuler,… Read More

11 giờ ago

Bộ câu hỏi xác định nhân tài của Microsoft để thưởng cổ phiếu hoặc tiền mặt để giữ chân

Microsoft xây dựng bộ quy tắc riêng về tiền thưởng nhằm giữ chân những nhân… Read More

1 ngày ago

In CV trên áo để xin việc

Ý tưởng xin việc độc đáo của Song Jiale, 21 tuổi đã gây bão mạng… Read More

1 ngày ago

Đào tạo nội bộ là gì? Vai trò và quy trình đào tạo nội bộ

Trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường lao động hiện nay, việc đầu tư… Read More

1 ngày ago