Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi nhận được 1 lời nhờ hỗ trợ: "E vừa đc sếp giao cho việc xây dựng demo thay đổi về việc tính lương (thưởng) trực tiếp dựa vào doanh thu hàng tháng. E đang bị vướng chỗ này vì ko biết bắt đầu từ đâu, a có thể hỗ trợ giúp e đc ko ạ." Bài toán hay quá nên sẵn tiện đang rảnh, tôi bỏ thời gian ra để tổng hợp Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam. Xin gửi cả nhà đọc tham khảo.
Một số hình thức trả lương hiện nay:
I. Trả Lương Theo Thời Gian
Lương thời gian là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mức lương thoả thuận hoặc mức lương theo ngạch, bậc lương và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Lương thời gian bao gồm lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ.
Công thức: Lương = Đơn giá thời gian * Tổng thời gian người lao động làm việc
Trong đó
- Đơn giá theo thời gian = Lương thỏa thuận / thời gian làm việc lý thuyết
II. Trả Lương Theo Sản Phẩm (Khoán)
Lương khoán là hình thức trả lương dựa trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành
1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp:
Công thức: Lcn= Đsf *Q
Trong đó:
- Lcn là lương công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm
- Đsf là đơn giá sản phẩm
- Q là số lượng sản phẩm sản xuất được
- Đgsp = Tcn +Tpv +Tql
+ Tcn: Tiền công nhân tạo ra 1 sản phẩm. Tcn = Tcđ1 + Tcđ 2 + Tcđ 3… Tcđn
+ Tpv: Tiền phục vụ tạo ra 1 sản phẩm.
+ Tql: Tiền quản lý tạo ra 1 sản phẩm.
+ Tcđ1: Tiền công đoạn 1 tạo ra 1 sản phẩm.
2. Trả lương sản phẩm luỹ kế
Công thức: Lcn = Đsfi*Qi = Đsf1*Q1 + Đsf2*Q2 +....
Trong đó:
- Đsfi là đơn giá sản phẩm thứ i
- Qi là số lượng sản phẩm thứ i
3. Trả lương theo KPI
Trả lương theo KPI: L = Ltt * %HT
Trong đó:
- L là lương nhân viên thực hiện KPI
- Ltt: Lương thỏa thuận
- %HT: % hoàn thành KPI
4: Cổ đông và nhân viên cùng ăn chia nhau phần tiền sau khi đã trừ hết các chi phí vận hành nhưng chưa bao gồm chi phí lương
Công thức: Thu nhập nhân viên = hệ số lương * đơn giá tiền lương * %HT Công việc
Trong đó:
- Hệ số lương = Mức lương hiện tại của vị trí/ mức lương vị trí thấp nhất
- Đơn giá tiền lương = Quỹ lương / tổng điểm hệ số lương
- Tổng điểm hệ số lương = Hệ số lương nhân viên 1 + hệ số lương nhân viên 2 + ...
- Quỹ lương = x% * [Doanh thu - các loại chi phí (chưa bao gồm lương)]
III. Trả Lương Theo Hỗn hợp (Khoán + thời gian)
Lương hỗn hợp là hình thức trả lương LƯƠNG = LƯƠNG THỜI GIAN + THƯỞNG (KHOÁN).
1: Công ty và sale ăn chia với nhau trên lợi nhuận gộp còn nhân viên back thì chỉ có lương cứng
Công thức:
- Thu nhập của nhân viên back = Lương cứng + thưởng lương tháng 13
- Thu nhập nhân viên sale = lương cứng + thưởng lợi nhuận gộp
Trong đó:
- Thưởng lợi nhuận gộp = x% * Lợi nhuận gộp
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu - giá vốn (chi phí nhập nguyên vật liệu) - lương cứng của nhân viên kinh doanh - Chi phí hoạt động của kinh doanh.
2: Cổ đông và nhân viên ăn chia trên lợi nhuận ròng (đã trừ hết các loại chi phí)
Công thức: Thu nhập nhân viên = lương cứng + số tiền được chia từ lợi nhuận
Trong đó:
- Số tiền được chia từ lợi nhuận = hệ số lương * đơn giá tiền thưởng * %HT Công việc
- Hệ số lương = Mức lương hiện tại của vị trí/ mức lương vị trí thấp nhất
- Đơn giá tiền thưởng = quỹ tiền còn lại / tổng số điểm hệ số lương
- Tổng điểm hệ số lương = Hệ số lương nhân viên 1 + hệ số lương nhân viên 2 + ...
- Quỹ tiền còn lại = Lợi nhuận - số tiền chia cho cổ đông
- Lợi nhuận = Doanh thu - tất cả các chi phí (bao gồm cả lương cứng)
3: Nhân viên không ăn chia lợi nhuân với cổ đông và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh
Công thức: Thu nhập nhân viên = Lương P1 + Lương P2 + Thưởng P3
Trong đó:
- Lương P1 = Đơn giá tiền lương * Hệ số giá trị công việc
- Hệ số giá trị công việc = Điểm giá trị công việc hiện tại/ điểm giá trị công việc vị trí thấp nhất
- Đơn giá tiền lương = Quỹ lương P1 / Tổng điểm hệ số giá trị công việc
- Tổng điểm hệ số giá trị công việc = Hệ số giá trị công việc của nhân viên 1 + hệ số giá trị công việc nhân viên 2 + …
- Lương P2 = Lương thị trường - Lương P1
- Thưởng P3 = % lương mềm / % lương cứng * (lương P1 + lương P2) * %HT Công việc
4: Nhân viên không ăn chia lợi nhuân với cổ đông và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh
Công thức: Thu nhập nhân viên = Lương cứng + thưởng cố định * %HT Công việc
5: Nhân viên có thu nhập 3P và ăn chia P3 theo lợi nhuận
Công thức: Thu nhập nhân viên = Lương P1 + Lương P2 + Thưởng P3
Trong đó
- Lương P1 = Đơn giá tiền lương * Hệ số giá trị công việc
- Đơn giá tiền lương = Quỹ lương P1 / Tổng điểm hệ số giá trị công việc
- Tổng điểm hệ số giá trị công việc = Hệ số giá trị công việc của nhân viên 1 + hệ số giá trị công việc nhân viên 2 + …
- Lương P2 = Lương thị trường - Lương P1
- Thưởng P3 = % thưởng theo lợi nhuận * %HT KPI * (Quỹ lương + quỹ thưởng lợi nhuận - Tổng lương cơ bản đã chi)
+ % thưởng theo lợi nhuận = (lương P1 của nhân viên ở vị trí A + lương P2 của nhân viên ở vị trí A)/ (Quỹ lương P1 & P2 của tất cả nhân viên) * 100%
+ %HT KPI = Kết quả KPI/ Chỉ tiêu KPI * 100%
+ Tổng lương cơ bản = tổng lương (P1 + P2) toàn công ty
+ Quỹ lương = Doanh thu * y%
+ y%: là phần trăm để tính ra quỹ lương
+ Quỹ thưởng lợi nhuận = (Doanh thu - chi phí) * x%
+ x%: là phần trăm tính ra quỹ thưởng lợi nhuận.
Do đó, dựa vào đầu bài: "Xây dựng demo thay đổi về việc tính lương (thưởng) trực tiếp dựa vào doanh thu hàng tháng thay vì điều chỉnh lương (review lương) hàng năm", ta có thể thấy phương án II.4 hoặc phương án III.2 sẽ là lời giải tốt. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng phương án lương 3P (phương án III.3). Đây là phương pháp tính lương phù hợp với Việt Nam, dựa trên quan điểm: Lợi nhuận là của cổ đông và không phải ăn chia với nhân viên
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản
Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More