Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống, một trong những đề bài tôi thường được hỏi là: Phương án lương thưởng cho BOD - ban giám đốc công ty? Sáng nay, tôi lại được hỏi nên dành thời gian viết bài này tạm gọi là "đạp đổ bát cơm". Hi vọng anh chị em sẽ không gặp phải tình huống này nữa.

BOD - Ban giám đốc có thể là CEO và các quản lý, hoặc CEO và những vị trí trụ cột của công ty, hoặc CEO và một số người đặc biệt.

Đầu tiên, cũng giống như cách làm chính sách lương 3P cho các bộ phận và vị trí, tôi vẫn dùng cơ chế lương 3P để xây dựng. Cụ thể tôi:
- Xác định % doanh thu sẽ trích ra để dành cho BOD - Ban giám đốc. Tôi hay đề xuất 5%.
- Xác định lương P1 theo thang lương P1.
- Xác định lương P2 = Lương thị trường - Lương P1. Nếu làm tắt thì bỏ phần xác định P1 đi mà coi lương P1 = lương thị trường ở mức thấp nhất chấp nhận được.
- Tính Thưởng P3 = % lương mềm/ % lương cứng * (lương P1 + lương P2).
- Do là CEO nên thưởng P3 cũng là thưởng cuối năm và được tính theo công thức: Thực thưởng = Thưởng P3 * %HT BSC công ty.
- Cuối cùng tôi tính tổng chi phí lương thưởng, vận hành, quản lý của BDO và so sánh với tổng ngân sách được chi = Doanh thu * % doanh thu trích cho BOD. Nếu tồn dương là ổn.

Sau khi đã có chính sách lương thưởng cho BOD xong. Tôi tính đến phần thưởng thêm. Thông thường đây là thỏa thuận giữa BOD (đại diện là CEO) và Cổ đông (đại diện là Hội đồng Quản trị). Tôi đề xuất 3 phương án thưởng thêm như sau:
- Ăn theo lợi nhuận tăng thêm so với mục tiêu (1).
- Nhận kinh phí như chuyên gia (2).
- Được chia cổ phần biểu quyết (trả lại cổ phần nếu không tham gia BOD) (3)

1. Ăn theo lợi nhuận tăng thêm so với mục tiêu.

Cuối năm, nếu BOD có thể giúp cho công ty có lợi nhuận vượt so với mục tiêu thì sẽ được nhận x% số lợi nhuận vượt đó. Tức BOD và Cổ đông ăn chia. Con số x% do 2 bên thỏa thuận. Tôi thường dùng 50%.

Ví dụ: Mục tiêu lợi nhuận công ty là 1 tỷ. Cuối năm BOD đã dẫn dắt công ty đạt lợi nhuận 3 tỷ. Số tiền này được chia: 1 tỷ cho Cổ đông; 2 tỷ chia đôi cho cổ đông (50%) và BOD (50%). Tức BOD được 1 tỷ.

2. Nhận kinh phí như chuyên gia.

Nếu không thích phương án trên, tôi có một phương án khác là coi các thành viên BOD như chuyên gia. Họ sẽ ăn phí dịch vụ. Kinh phí này do Cổ đông chi trả. Thời điểm viết bài này, tôi lấy 5 triệu 1 buổi. Các chuyên gia giỏi có thể lấy lên đến 30 triệu. Cách tính phí chuyên gia dựa vào giá thị trường hoặc dựa trên chi phí duy trì 1 công ty tư vấn nhỏ rồi chia ra.

3. Được chia cổ phần biểu quyết (trả lại cổ phần nếu không tham gia BOD).

Phương án thứ 3 là đưa cho mỗi thành viên BOD y% cổ phần nào đó. Đây là các cổ phần kiểu dạng biểu quyết. Họ sẽ nắm giữ cổ phần và thống nhất sẽ trả lại cổ phần nếu rời BOD. Cuối năm BOD sẽ ăn chia với cổ đông thêo % mình nắm giữa.

Ví dụ cuối năm công ty đạt 3 tỷ lợi nhuận. Cổ đông giữ 70% cổ phần, BOD giữ 30%. Lúc này ăn chia sẽ là Cổ đô: 2,1 tỷ; BOD: 0,9 tỷ.

Khi suy xét kỹ, 3 phương án thưởng thêm này giống như chính sách lương thưởng cho hội đồng quản trị công ty. Cơ chế lương thưởng cho hội đồng QT, chỉ cần bạn lên mạng tìm các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết là sẽ ra. Ví dụ như trong bài này cũng có đề cập: "Mức lương và thù lao dành cho lãnh đạo một số Tổng công ty Nhà nước có niêm yết trên sàn chứng khoán".

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Làm việc vào ban đêm có được trả thêm tiền không?

Người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm bao nhiêu tiền? Tiền… Read More

20 giờ ago

Chuyên gia giỏi là chuyên gia có thể ra lệnh cho AI trả lời hoặc thực thi một cách chính xác nhất

Đợt này mình phát hiện ra 1 hiện tượng lạ: Hiện tượng "Không muốn suy… Read More

3 ngày ago

7 chỉ số KPI tuyển dụng quan trọng trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực, việc xây dựng một… Read More

4 ngày ago

8 sai lầm trong công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp

Công tác tuyển dụng nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng quyết… Read More

4 ngày ago

KPI dành cho nhà hàng

Hôm nay tôi đọc được một bài hay nói về những chỉ số phải biết… Read More

7 ngày ago