Các loại bảo hiểm bắt buộc người lao động nên biết

Khi tham gia vào thị trường lao động, bên cạnh việc tìm kiếm một công việc phù hợp, người lao động cũng cần nắm rõ về các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như những quyền lợi cụ thể về những loại bảo hiểm này? Cùng Blognhansu tìm hiểu những thông tin cơ bản trong bài viết nhé.

Tại sao phải đóng bảo hiểm bắt buộc khi đi làm?

Bảo hiểm bắt buộc là những hình thức bảo hiểm có sự tham gia của người lao động và cá nhân, tổ chức sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Mục đích chủ yếu của bảo hiểm bắt buộc là để bảo vệ các lợi ích công cộng cũng như sự an toàn cho xã hội.

  • Đối với doanh nghiệp: Việc tham gia đầy đủ bảo hiểm bắt buộc thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, sự san sẻ những rủi ro mà doanh nghiệp thực hiện cho cộng đồng và xã hội.
  • Đối với người lao động: Bảo hiểm bắt buộc là phương tiện giúp hỗ trợ và bảo vệ nhu cầu cũng như quyền lợi chính đáng của người lao động trong quá trình tham gia lao động.

Điều kiện bảo hiểm, mức phí và số tiền bảo hiểm tối thiểu cho các loại bảo hiểm bắt buộc cũng được quy định rõ ràng theo các điều khoản của pháp luật.

Các loại bảo hiểm bắt buộc người lao động nên biết

1. Bảo hiểm xã hội

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, “bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm”.

Bảo hiểm xã hội sẽ được chi trả cho người lao động trong những trường hợp trên bằng cách sử dụng một phần thu nhập hằng tháng của người lao động kể từ khi ký kết hợp lao động chính thức với doanh nghiệp.

1.1 Các loại bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội được chia thành 2 loại chính là bảo hiểm loại tự nguyện và bảo hiểm loại bắt buộc.

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tham gia.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà công dân Việt Nam tự nguyện tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

1.2 Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

1.3 Mức đóng bảo hiểm xã hội

Quy định về mức đóng BHXH, BHYT có sự thay đổi do tăng mức lương cơ sở từ 01/07/2024, tuy nhiên tỷ lệ đóng BHXH vẫn giữ nguyên mức 25,5% trong đó người lao động đóng 8% và đơn vị sử dụng lao động đóng 17,5%.

1.4 Điều kiện để nhận lương hưu

Dựa theo Luật Bảo hiểm xã hội, từ 01/01/2018, người lao động khi nghỉ hưu sẽ được nhận lương hưu hằng tháng bằng 45% thu nhập bình quân đóng bảo hiểm xã hội, được đánh giá tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Từ 2022 trở đi, các quy định về điều kiện nhận lương hưu đã có một số điều chỉnh. Để nhận được lương hưu người lao động cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Đối với lao động nam: Tham giam bảo hiểm xã hội ít nhất 20 năm. Đồng thời, khi đóng đủ bảo hiểm xã hội 35 năm sẽ nhận được lương hưu tối đa (75% lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng).
  • Đối với lao động nữ: Tham gia bảo hiểm xã hội ít nhất 15 năm, khi đóng đủ bảo hiểm xã hội 30 năm cũng sẽ nhận được lương hưu tối đa.

>>> Xem thêm: Các loại bảo hiểm bắt buộc người lao động nên biết (2)

Lời kết

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bảo hiểm xã hội trong các loại bảo hiểm bắt buộc của người lao động. Trong bài viết tiếp theo, Blognhansu sẽ chia sẻ hai loại bảo hiểm còn lại. Theo dõi Blognhansu để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào nhé.

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

1 ngày ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

1 ngày ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

3 ngày ago

Tặng thầy cô sách Blog nhân sự nhân ngày 20/11

Một trong những mong muốn của Cường trong cuộc sống là làm sao để tri… Read More

4 ngày ago