Chiều nay tôi đọc được 1 bài báo PR về việc một công ty đang triển khai xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất kết hợp giữa OKR và KPI. Nếu bạn quan tâm tới bài báo, hãy đọc ở cuối bài này. Việc một đơn vị triển khai xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất là bình thường trong bối cảnh này. Điều mà tôi muốn nói ở đây là đơn vị triển khai OKR song hành với KPI. Điều này khá mâu thuẫn. Là một người chuyên tư vấn về BSCvsKPI nên tôi có tìm hiểu cả OKR để xem cách thức và ưu điểm của các phương pháp.
Tôi thấy OKR và KPI mặc dù cùng là công cụ quản trị hiệu suất nhưng khi nhìn sâu vào cơ sở động lực, ta sẽ thấy khác nhau.
OKR:
- Cơ sở động lực là dựa vào động lực bên trong (tự trị, tự quản, tự đích). Đây là những động lực bậc cao (bậc 4 hoặc 5) trên tháp nhu cầu Maslow.
- Chính như vậy nên việc tạo động lực sẽ không gắn với lương thưởng mà chỉ gắn tới cái tôi bên trong mỗi người.
- OKR thích hợp với cơ cấu tổ chức không chỉ huy.
KPI:
- Cơ sở dộng lực dựa vào động lực bên ngoài(cây gậy và củ cà rốt). Những động lực này trải dài cả 5 bậc trên tháp nhu cầu Maslow, chú trọng đến đáp ứng nhu cầu từ bậc 3 trở xuống.
- Do là động lực bên ngoài nên KPI sẽ gắn với lương và thưởng để thúc đẩy con người đạt mục tiêu.
- KPI thích hợp với những cơ cấu tổ chức có chỉ huy.
Do đó, bản thân tôi không dùng lẫn lộn giữa 2 công cụ này. Và tôi cũng không đề xuất công ty (đối tác của tôi) cùng 1 lúc triển khai 2 công cụ có tính chất khá ngược nhau cùng 1 lúc.
Trong hành trình tư vấn của tôi, tôi cũng gặp một vài công ty triển khai cả OKR và KPI. Cách làm của họ như sau:
- Với những vị trí triển khai 1 số công việc một cách thường xuyên, họ dùng KPI được thiết kế từ trên xuống và yêu cầu nhân viên hoàn thành theo những KPI đó. Nếu đạt KPI kỳ vọng, họ sẽ thưởng.
- Với những vị trí hoặc công việc có tính chất bất định (không cố định một cách thường xuyên), họ dùng OKR. Tức công ty sẽ để nhân viên tự lên mục tiêu của mình rồi sau đó chốt với quản lý. Cách làm này giống như trong bài: Nếu OK Rồi thì ta có phương pháp OKR
Sau tôi hỏi kỹ hơn thì thấy họ sẽ thưởng cho nhân viên nếu đạt OKR. Nếu có thưởng thì OKR đã trở về thành KPI rồi. Như vậy, công ty mà tôi vừa kể thực ra vẫn chỉ là dùng KPI. Họ cho OKR vào để sang mồm mà thôi.
Tôi thấy gần đây nhiều chuyên gia hay phối kiểu BSC - OKR - KPI. Điều này cũng làm tôi cảm giác các chuyên gia đấy cũng không thực sự hiểu sâu về các công cụ nên chắc nghĩ nó đơn giản chỉ là công cụ quản trị hiệu suất. Chính vì không sâu nên họ phối các công cụ cho hợp mốt. Thực không nên.
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QT hiệu suất BSCvsKPI
Thân mời cả nhà đọc bài PR:
P... ra mắt Ban Dự án “Xây dựng mục tiêu trọng yếu và hệ thống KPI”
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí... (P) đã tổ chức Lễ ra mắt Ban Dự án “Xây dựng mục tiêu trọng yếu (OKR) và hệ thống KPI”, nhằm giúp Công ty cụ thể mục tiêu này tại cấp phòng/ban/đơn vị.
Tham dự Lễ ra mắt có ông Văn T.. Th... - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc P...; cùng các Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các phòng/ban, đơn vị và CBCNV Công ty.
Dự án “Xây dựng mục tiêu trọng yếu (OKR) và hệ thống KPI” do P... phối hợp với Học viện Quản lý P... triển khai thực hiện. Ban Dự án “Xây dựng mục tiêu trọng yếu (OKR) và hệ thống KPI” hướng đến 03 mục tiêu chính: Giúp Ban lãnh đạo P... cụ thể về thực trạng hệ thống OKR và KPI cấp phòng/ban tại Công ty; Xây dựng OKR của P..., gồm mục tiêu kinh doanh của P.. và KR (kết quả trọng yếu) của các phòng/ban; Giúp P.. biết cách thiết lập và triển khai hiệu quả KR và KPI phòng/ban trong thực tế.
Ban Dự án sẽ khảo sát hệ thống qua tài liệu hiện hành và phỏng vấn Ban lãnh đạo, đại diện các phòng/ban của Công ty, hướng dẫn nhóm Core Team thiết lập OKR và KPI dựa trên chất liệu thực tế. Đồng thời, Ban Dự án nghiên cứu, phản biện kết quả thực hiện cho các phòng/ban của Công ty.
Tại Lễ ra mắt, đại diện P... và Học viện Quản lý P... cùng trao đổi về đánh giá KPI, phương pháp luận và cách thức triển khai, xây dựng mục tiêu cho ban/đơn vị, xác định mục tiêu chính và mục tiêu nâng cao năng lực của ban/đơn vị gắn với mục tiêu chung: văn hóa, nền tảng, truyền thông... nhằm giúp dự án có cơ sở đánh giá và hoạt động hiệu quả tốt hơn nữa khi triển khai.
Dự án dự kiến triển khai trong khoảng thời gian 09 tháng, bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2024. Theo Quyết định được công bố, Ban Dự án sẽ có 64 thành viên từ các ban/đơn vị Công ty.
Ban Triển khai dự án thực hiện các nhiệm vụ sau: Chỉ đạo nhân sự các tổ dự án và các tổ chuyên môn tham gia triển khai thực hiện các công việc liên quan đến dự án trong phân công nhiệm vụ; Đầu mối kết nối giữa các ban/đơn vị trong Công ty và đơn vị tư vấn triển khai các công việc đảm bảo kết quả đầu ra là “Xây dựng mục tiêu trọng yếu và hệ thống KPI” cho P... theo kế hoạch triển khai dự án.
KPI và OKR đều là những mô hình và phương pháp được sử dụng trong quá trình đo lường, đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp. Trong kỷ nguyên đầy biến động và khó lường, việc vận hành doanh nghiệp bám sát những mục tiêu đề ra từ trước là một điều vô cùng quan trọng. P... áp dụng, triển khai cả KPI và OKR, thành lập Ban Dự án “Xây dựng mục tiêu trọng yếu (OKR) và hệ thống KPI” nhằm tăng thêm công cụ quản trị mục tiêu, góp phần tích cực trong hiệu quả hoạt động của Công ty để phát triển bền vững hơn, thịnh vượng hơn.
Hiền Nguyễn | BÁO ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More
Từ lâu, nhân sự đã được đánh giá là một trong những bộ phận quan… Read More
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, các… Read More
Trong môi trường làm việc hiện đại, việc đánh giá nhân viên không chỉ là… Read More
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc… Read More