Cách làm ra bản đồ chiến lược theo mô hình BSC trong lớp Keieijuku – Jica do TS Kawaguchi Shinichiro người Nhật chia sẻ

Hôm nay tôi lại được chia sẻ mấy cái ảnh hay quá nên mạn phép được đưa lên blog để lưu giữ. Cũng nhân tiện hi vọng mấy kiến thức này sẽ được phổ biến rộng rãi hơn. Những ảnh dưới đây là cách làm ra bản đồ chiến lược theo mô hình BSC trong lớp Keieijuku - Jica do TS Kawaguchi Shinichiro người Nhật chia sẻ. Mời cả nhà cùng xem ảnh và ngẫm.

Cường cũng xin mạn phép chủ nhân của các bức ảnh được sử dụng để làm hình minh họa. Sau khi kiểm tra kỹ các nội dung thì thấy không có gì ảnh hưởng và ảnh đã được Cường làm mờ giảm dung lương rất nhiều. Cảm ơn anh chị!

1. Để ra được bản đồ chiến lược theo BSC, đầu tiên là cần xác định bức tranh tổng thể về mô hình kinh doanh cũng như các sản phẩm: Để xác định bức tranh chúng ta dùng mô hình Canvas. Mô hình Canvas với 9 trụ cột trong mô hình kinh doanh, đại diện cho 4 khía cạnh cốt lõi của tổ chức là khách hàng, giá trị, cơ sở vật chất và khả năng tài chính. 9 trụ cột trong mô hình Canvas bao gồm:
- Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
- Giải pháp giá trị (Value Propositions)
- Kênh phân phối (Channels)
- Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
- Dòng doanh thu (Revenue Stream)
- Nguồn lực chính (Key Resources)
- Hoạt động chính (Key Activities)
- Đối tác chính (Key Partnerships)
- Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

2. Sau khi có bức tranh tổng thể rồi thì tiến hành đưa ra các ý tưởng chiến lược theo phân tích:

2.1 Phân tích Pestel: Mô hình PESTEL hay PESTLE là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụng công cụ này để đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng tới họ.

Mô hình này gồm 6 yếu tố:
- Political: Yếu tố Chính trị
- Economic: Yếu tố Kinh tế
- Social: Yếu tố Xã hội
- Technological: Yếu tố Công nghệ
- Environmental: Yếu tố Môi trường
- Legal: Yếu tố Pháp lý

Nguồn gốc của mô hình PESTEL: Năm 1967, giáo sư của đại học Harvard là Francis Aguilar đã xuất bản một quyển sách tên The Scanning of Business Environment. Quyển sách này đã mở ra một con đường về phân tích môi trường doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả mô hình ETPS (Economic – Technical – Political – Social). Các thứ tự chữ cái bị thay đổi liên tục theo từng tác giả, nhưng rồi PEST đã trở thành cái tên được sử dụng phổ biến nhất. Điều này chưa có một lý giải rõ ràng, có thể là do thói quen về cách đọc hoặc liên quan tới nhân khẩu học.

Mô hình PESTEL là phân tích PEST thêm vào 2 yếu tố: Environment (Yếu tố Môi trường) và Legal (Yếu tố Pháp lý) vào. Mô hình được sử dụng gần như rộng rãi nhất tại nước Anh. Đôi lúc mô hình này bị đảo thứ tự, và được gọi là mô hình PESTLE.

Nguồn: PMA Vietnam - Professional Management Academy

2.2 Phân tích STP: Mô hình STP là một mô hình cốt lõi trong marketing, gồm 3 thành phần quan trọng là: Segmentation (Phân khúc), Targeting (Xác định mục tiêu), và Positioning (Định vị).

Lợi ích của mô hình STP trong marketing:
- Hiểu rõ hơn về khách hàng: Qua quá trình phân khúc thị trường và xác định khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Điều này giúp định hướng chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp với khách hàng mục tiêu.
- Tối ưu hóa nguồn lực và nỗ lực tiếp thị: Mô hình STP giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và nỗ lực tiếp thị vào nhóm khách hàng quan trọng nhất. Thay vì tiếp cận toàn bộ thị trường, doanh nghiệp có thể tập trung vào các phân khúc có tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận cao nhất.
- Tạo sự khác biệt và cạnh tranh: Qua quá trình xác định vị trí thương hiệu, doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt và định hình hình ảnh riêng cho thương hiệu. Điều này giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng mục tiêu, trong khi tạo dựng lòng tin và sự nhận diện đối với thương hiệu.
- Tăng cường hiệu quả tiếp thị: Mô hình STP giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược tiếp thị và thông điệp phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Việc tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách tương quan và tối ưu giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động tiếp thị và giảm thiểu lãng phí.
- Tạo giá trị và tăng trưởng lợi nhuận: Mô hình STP giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng mục tiêu và tăng cường sự trung thành của khách hàng. Qua việc tập trung vào các phân khúc khách hàng có tiềm năng cao, doanh nghiệp có thể tăng trưởng lợi nhuận và đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.

Nguồn: Trang Vu Subiz

2.3 Phân tích SWOT (Điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức) :
- Strengths (Điểm mạnh): Là những yếu tố đến từ bên trong nội tại của doanh nghiệp dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp. Bao gồm:
- Weaknesses (Điểm yếu): Tương tự điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố cũng đến từ nội tại tổ chức, chống lại sự thành công, phát triển của tổ chức. Gồm:
- Opportunities (Cơ hội): Là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm:
- Threats (Thách thức): Là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự phát triển hoặc thành công của công ty. Các yếu tố này bao gồm:

Từ điểm mạnh điểm yếu, tùy vào việc kết hợp các nhóm yếu tố trong SWOT mà chúng ta có những phương án chiến lược khác nhau. Cơ bản chúng ta có thể có các phương án:
- SO: Mạnh - cơ hội: giúp chúng ta phát huy sức mạnh để tận dụng cơ hội
- ST: Mạnh - thách thức: giúp chúng ta tận dụng sức mạnh để đối phó với thách thức từ bên ngoài
- WO: yếu - cơ hội: giúp chúng ta khắc phục các yếu điểm để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài
- WT: giúp chúng ta khắc phục các điểm yếu để hạn chế sự ảnh hưởng từ thách thức bên ngoài
Các phương án trên là về mặt tổng thể. Chúng có thể chọn từng yếu tố một trong SW (điểm mạnh, yếu) và khớp với các yếu tố của OT (cơ hội, thách thức).

3. Có được các ý tưởng chiến lược thì chúng ta nhặt các ý tưởng đó vào 1 bảng (bản đồ) có 4 quan điểm: Tài chính, thị trường khách hàng, quy trình kinh doanh nghiệp vụ, nhân sự (học tập) và phát triển.

Sau khi nhặt xong rồi thì kết nối các ý tưởng chiến lược đó bằng mối quan hệ nhân quả.

Cách làm của tôi ở chỗ này có chút khác. Tôi đi các bước như sau:
- Xác định chiến lược đầu tiên mà doanh nghiệp phải nghĩ đến (có thể là chiến lược về lợi nhuận nên tổ chức sinh ra vì lợi nhuận hoặc chiến lược trách nhiệm xã hội nếu tổ chức sinh ra vì cộng đồng).
- Từ chiến lược khởi điểm đó, sử dụng nguyên tắc thác đổ để xác định xem các Chiến lược tiếp theo cần làm gì để giúp cho chiến lược đó thành công.
- Kiểm tra xem các chiến lược sinh sau có là các ý tưởng chiến lược được sinh ra trong quá trình phân tích ở bước 2 không.
- Cứ như vậy kết nối các chiến lược theo mối quan hệ nhân quả.
- Cuối cùng là ra bản đồ chiến lược
Ví dụ như hình dưới đây:

Tôi đã cất công lập ra file excel từ các ảnh này. Thân mời cả nhà cùng tải: Ban do chien luoc BSC theo Kawaguchi Shinichiro.xls

Vừa rồi là tôi nhìn hình để đoán cách làm chứ tôi không phải là người tham gia lớp học. Nhìn vào outline của lớp tôi thấy lớp còn tìm hiểu các mô hình chiến lược như: phát triển và đa dạng hóa Ansoft, ưu thế cạnh tranh Porter, vị thế cạnh tranh Kotler, đại dương xanh Blue Ocen.

Thật tiếc là đến đoạn cuối, cũng giống như bao môn Quản trị chiến lược khác, lớp học chỉ giới thiệu công cụ quản trị chiến lược BSC. Tức là phần thực thi và theo dõi chiến lược thực thi thì sẽ không được chia sẻ kĩ. He he! Đoạn triển khai này thì tôi lại thạo.

Tôi tiếp tục xem ảnh thì thấy hóa ra những ảnh trên chỉ là 1 kỳ (kỳ 2 - Chiến lược Quản trị Doanh nghiệp phần 1) trong trong hành trình 10 kỳ học:
- Tháng 05.24: Kỳ 1 - Buil for Tomorow (chắc giới thiệu tổng quan khóa học)
- Tháng 06.24: Kỳ 2 - Chiến lược Quản trị doanh nghiệp (phần 1)
- Tháng 07.24: Kỷ 3 - Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
- Tháng 08.24: Kỷ 4 - Quản trị tài chính Doanh nghiệp
- Tháng 09.24: Kỷ 5 - Chiến lược Quản trị doanh nghiệp (phần 2)
- Tháng 10.24: Kỷ 6 - Quản lý SX theo phương thức Nhật Bản
- Tháng 11.24: Kỷ 7 - Marketing và Quản lý bán hàng
- Tháng 12.24: Kỷ 8 - Văn hóa doanh nghiệp & tạo lập kinh doanh mới
- Tháng 03.25: Kỷ 9 - Thực tập tại Nhật Bản
- Tháng 05.25: Kỷ 10 - Báo cáo cuối khóa

Khóa học hay quá!

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Cho nhân sự trở thành cổ đông có hiệu quả không ?

Một trong các module mà học viên quan tâm nhiều khi học lớp tớ dạy… Read More

10 giờ ago

Google: bí mật đằng sau chính sách 20% thời gian sáng tạo

Google không chỉ là một gã khổng lồ công nghệ, mà còn là biểu tượng… Read More

1 ngày ago

Người thân mất, người lao động có được nghỉ phép không?

Hỏi: Người thân mất, tôi có được nghỉ phép không? Trả lời: Doanh nghiệp có… Read More

2 ngày ago

Tầm quan trọng của những người cố vấn (mentors)

Hồi còn trẻ, ai cũng từng nghĩ mình có thể tự mày mò, tự học,… Read More

2 ngày ago

KFC: Không có giám sát sẽ không có động lực

Nhà quản trị người Anh, H.Heller, đã giới thiệu một quy tắc quản lý mang… Read More

3 ngày ago