Ngạch lương là gì? Những điều cần biết về ngạch lương

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cùng làm một công việc nhưng mức lương của mỗi người lại khác nhau? Điều gì quyết định mức lương của bạn? Câu trả lời có thể nằm ở “ngạch lương”. Vậy ngạch lương là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến mức lương? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết nhé.

Ngạch lương là gì?

Ngạch lương là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bảng lương. Có thể hiểu, ngạch lương là cơ sở để phân biệt trình độ và vị trí làm việc của các cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Ngạch lương của mỗi cán bộ, nhân viên là không giống nhau nên mức lương của mỗi người cũng khác nhau.

Dựa theo các chức danh, nhóm chức danh và công việc của các cá nhân, kế toàn sẽ xây dựng ngạch lương sao cho phù hợp nhất.

Vai trò của ngạch lương

Ngạch lương không chỉ là cơ sở để tính lương mà còn rất nhiều những tiện ích khác, có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ kế toán tính lương nhanh chóng và tránh các sai sót. Các thông số có thể tính thông qua ngạch lương như hệ số lương, tính các trợ cấp, mức lương cơ bản, lương thâm niên, thưởng...
  • Thông qua ngạch lương, doanh nghiệp có thể nhìn nhận và đánh giá được trình độ chuyên môn của người lao động.
  • Giúp đánh giá khách quan hơn về công việc, thành quả lao động của nhân viên. Mức lương của người cao hơn luôn là người có ngạch cao tương đương bởi mức độ hoàn thành công việc và tốc độ giải quyết.
  • Ngạch lương cũng là một phương tiện giúp tạo động lực cho người lao động có sự cố gắng làm việc để phát huy khả năng và có cơ hội được tăng ngạch cho bản thân. Như vậy, vừa cải thiện được thu nhập vừa mang lại hiệu quả trong công việc.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ngạch lương

Ngạch lương là một thước đo quan trọng để xác định vị trí và mức lương của một nhân viên trong tổ chức. Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc một người được xếp vào ngạch lương nào. Dưới đây là một số yếu tố chính:

  • Trình độ học vấn: Bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn càng cao thì cơ hội được xếp vào ngạch lương cao càng lớn.
  • Kinh nghiệm làm việc: Thâm niên công tác, kinh nghiệm thực tế cũng là yếu tố quan trọng để xác định ngạch lương.
  • Kỹ năng chuyên môn: Những kỹ năng đặc biệt, khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo cũng được đánh giá cao.
  • Hiệu quả công việc: Thành tích làm việc, đóng góp cho tổ chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng ngạch.
  • Vị trí công tác: Tùy thuộc vào vị trí công tác, trách nhiệm công việc mà nhân viên sẽ được xếp vào các ngạch lương khác nhau.

Quy định về ngạch lương mà HR nên biết

Ngạch lương được quy định bởi Pháp luật và đối tượng lao động khác nhau sẽ có cách tính ngạch khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Tại các công ty, doanh nghiệp tư nhân

Các cá nhân, nhân viên ở những vị trí khác nhau sẽ được tính ngạch lương khác nhau tương ứng với trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ở mỗi doanh nghiệp cũng có những quy định riêng nên cách tính cũng không giống nhau.

Dựa trên khả năng làm việc và các yếu tố trong công việc, ngạch lương của nhân viên có thể tăng lên hoặc giảm đi. Tất cả sẽ đều được quyết định dựa vào quá trình trước đó bạn đã làm việc và thể hiện bản thân như thế nào.

2. Tại các cơ quan Nhà nước

Ngạch lương được quy định rõ ràng trong thông tư của Bộ Nội vụ. Cụ thể chúng ta sẽ áp dụng Bảng 2 (Nghị định 204) với các ngạch công chức như sau:

  • Chuyên viên cao cấp áp dụng ngạch công chức A3.
  • Chuyên viên chính áp dụng ngạch công chức loại A2.
  • Chuyên viên áp dụng công chức loại A1.
  • Cán sự áp dụng công chức loại A0.
  • Nhân viên áp dụng công chức loại B.

Các công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính khi áp dụng theo quyết định 414/TCCP-VC sang ngạch công chức chuyên ngành mới được quy định tại Thông tư 11/2014 sẽ được chuyển ngạch lương như sau:

2.1 Với ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên

Được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó.

2.2 Với ngạch cán sự, dựa trên bằng cấp sẽ được xếp lương khác nhau

- Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với các vị trí công việc đang làm được bổ nhiệm vào ngạch cán sự, nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 thì sẽ tiếp tục ở mức lương đó. Còn nếu đang xếp lương theo loại B thì được xếp lại lương theo hướng dẫn.

- Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng mà phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự và đang xếp lương loại B thì sẽ tiếp tục ở mức lương này trong thời hạn 6 năm.

2.3 Với ngạch nhân viên

- Các đối tượng đảm nhiệm vị trí công chức thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng làm công chức theo quy định, có bằng trung cấp trở lên sẽ tiếp tục được xếp lương loại B nếu đang giữ mức này.

- Nhân viên lái xe cơ quan phải có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp, được xếp lương nhân viên lái xe của bảng 4 trong Nghị định 204.

- Công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí, công việc đang làm sẽ được tiếp tục xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng tại Bảng 4 trong Nghị định 204 và có thời gian kéo dài 6 năm.

Lời kết

Ngạch lương không chỉ là con số trên bảng lương mà còn là thước đo giá trị đóng góp của mỗi cá nhân vào sự thành công chung. Vì vậy, việc hiểu rõ về ngạch lương và các yếu tố ảnh hưởng là vô cùng quan trọng đối với người lao động và nhà quản lý.
​​​​​​​

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Trẻ hóa đội ngũ nhân sự: Gen Z chỉ thích trao đổi 1-1

Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More

3 giờ ago

10 cách giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More

4 giờ ago

Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam

Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More

14 giờ ago

[Chế độ làm việc từ xa] Starbucks dọa cho nghỉ việc luôn nếu nhân viên không đến văn phòng

Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More

17 giờ ago

Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More

1 ngày ago