Warning: imagejpeg(/var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2024/06/danh-gia-gia-tri-cong-viec-ipe-cua-mercer-5-1280x720.jpg): failed to open stream: Permission denied in /var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-includes/class-wp-image-editor.php on line 402
Hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp | Blog quản trị Nhân sự

Nguồn nhân lực được xem là tài sản quý giá nhất của mọi tổ chức. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả trở thành yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Cùng Blognhansu phân tích tầm quan trọng và các hoạt động cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhé!

1. Phát triển nguồn nhân lực (HRD) là gì?

Phát triển nguồn nhân lực, trong tiếng anh là Human Resource Development (HRD), là hoạt động có bản chất là nâng cao chất lượng của đội ngũ những người lao động.

Mục đích của phát triển nguồn nhân lực là giúp người lao động trong doanh nghiệp ngày càng thông thạo nghề nghiệp hơn, đảm bảo được những công việc hay hoạt động ở cương vị cao hơn và đảm bảo được những công việc hoặc hoạt động có cương vị cao hơn, trọng trách lớn hơn. Đống thời, HRD còn phải ngày một hoàn thiện và nâng cao nhân cách của mỗi người lao động.

Với đặc trưng đó, phát triển nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra và đảm bảo môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên. Đó là hoạt động đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào các nội dung như:

  • Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động.
  • Bố trí công việc thích hợp theo hướng tăng kỹ năng và khả năng làm việc của mỗi nhân viên.
  • Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với nhân viên trong doanh nghiệp.

2. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức

2.1 Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động

“Đào tạo và đào tạo lại là quá trình tác động có hệ thống nuôi dưỡng và tích lũy kĩ năng lao động nhằm đảm bảo cho người lao động luôn đáp ứng các yêu cầu mới của công việc và của môi trường kinh doanh.”

Hiện nay, khi nền kinh tế hội nhập thế giới biến động mạnh mẽ thì nhu cầu học tập để cập nhật và nâng cao kiến thức ngày một lớn hơn. Do đó, việc đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cần thực hiện rất thường xuyên trong doanh nghiệp.

Kỹ năng của người lao động có thể được thể hiện và phát triển qua 4 giai đoạn trong phát triển nguồn nhân lực:

- Người lao động chưa biết kỹ năng cụ thể nào đó. Đây là giai đoạn mà trình độ chuyên môn của người lao động thấp nhất nên lao động được gọi là lao động phổ thông. Sẽ có lợi cho doanh nghiệp nếu không có người lao động nào khi được tuyển dụng còn ở trình độ này.

- Người lao động biết về một kỹ năng cụ thể nhưng không thể thực hiện. Trong giai đoạn này, người lao động đã có nhận thức về kỹ năng song chưa biết làm như thế nào. Thông thường, nếu chỉ học xong lý thuyết thì người lao động đạt trình độ này.

- Người lao động biết phải làm gì và khá thuần thục về kỹ năng đó nhưng khó kết nối. Đây là giai đoạn người lao động đã am hiểu về lý thuyết, biết thực hành nhưng chưa thuần thục.

- Người lao động có thể thao tác rất thuần thục mà không nghĩ đến kỹ năng mà họ đang thể hiện. Đây được coi là giai đoạn cao nhất với người thuần thục công việc.

2.2 Bố trí công việc thích hợp theo hướng tăng kỹ năng và khả năng làm việc của mỗi nhân viên

Theo đó, quan điểm hiện đại phân biệt rõ ràng giữa “thưởng” và phát triển. Người lao động không thể được thưởng bằng vị trí cao hơn, mỗi người chỉ có thể làm việc phù hợp với năng lực của bản thân mình.

Do đó, việc phát hiện “tiềm năng” phát triển của từng người và nhân cách của họ để chủ động đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí mà họ có thể đảm nhiệm trong tương lai được chú trọng. Phát triển nguồn nhân lực với yếu tố này là điều nên làm.

Với phương pháp hiện đại, chẳng hạn cùng với chức danh giám đốc, dựa vào các báo cáo nhân lực của bộ phận chuyên môn và các kênh thông tin có liên quan, các nhà quản trị đứng đầu doanh nghiệp luôn tìm kiếm và phát hiện những người có "tố chất" có thể đảm đương cương vị hay trọng trách lớn hơn trong tương lai.

2.3 Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với nhân viên

Môi trường làm việc thân thiện là môi trường mà ở đó nhân viên cảm thấy được thỏa mãn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Trước hết phải đảm bảo các điều kiện vật chất - kỹ thuật phù hợp với yêu cầu công việc; các điều kiện về ánh sáng, tiếng ồn, … phải phù hợp với tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra, nhà quản trị nhân lực cũng nên hướng tới xây dựng môi trường làm việc hợp tác sáng tạo, dân chủ hóa và minh bạch hóa thông tin. Đồng thời, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa nhóm hợp tác, công bằng và phát triển.

Lời kết,

Phát triển nguồn nhân lực luôn là ưu tiên của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ cái nhìn rõ ràng hơn về những hoạt động đang diễn ra trong một tổ chức. Hẹn gặp trong những bài viết tiếp theo với những chủ đề thú vị nữa nhé!

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Cho nhân sự trở thành cổ đông có hiệu quả không ?

Một trong các module mà học viên quan tâm nhiều khi học lớp tớ dạy… Read More

5 giờ ago

Google: bí mật đằng sau chính sách 20% thời gian sáng tạo

Google không chỉ là một gã khổng lồ công nghệ, mà còn là biểu tượng… Read More

1 ngày ago

Người thân mất, người lao động có được nghỉ phép không?

Hỏi: Người thân mất, tôi có được nghỉ phép không? Trả lời: Doanh nghiệp có… Read More

1 ngày ago

Tầm quan trọng của những người cố vấn (mentors)

Hồi còn trẻ, ai cũng từng nghĩ mình có thể tự mày mò, tự học,… Read More

1 ngày ago

KFC: Không có giám sát sẽ không có động lực

Nhà quản trị người Anh, H.Heller, đã giới thiệu một quy tắc quản lý mang… Read More

2 ngày ago