Chiến lược nhân sự là gì? 5 chiến lược hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mọi doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả. Vậy chiến lược nhân sự là gì và những chiến lược nào hiệu quả với doanh nghiệp? Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

Chiến lược nhân sự là gì?

Chiến lược nhân sự là tập hợp các chính sách và hoạt động quản lý nhân sự được áp dụng cho các nhóm công việc hay nguồn nhân lực cụ thể trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Để xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp nên tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự thông qua việc thiết lập quy chế, quy trình và kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực.

Quá trình xây dựng chiến lược bắt đầu bằng việc doanh nghiệp phải tìm hiểu các xu hướng và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh và phân tích quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định nhóm nguồn lực chính để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển hoạt động phù hợp với từng nhóm.

Lợi ích khi xây dựng chiến lược nhân sự

Việc xây dựng chiến lược nhân sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

1. Thu hút và giữ chân nhân tài

Việc xây dựng chiến lược nhân sự giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu nhân lực một cách rõ ràng, từ đó tuyển dụng đúng người, đúng việc. Đồng thời, tạo môi trường làm việc hấp dẫn, thu hút nhân tài thông qua các chính sách đãi ngộ, chế độ phúc lợi cạnh tranh. Bên cạnh đó, chiến lược nhân sự còn đưa ra lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng, giúp nhân viên an tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2. Nâng cao năng suất làm việc

Với chiến lược nhân sự cụ thể, doanh nghiệp dễ dàng đặt nhân viên vào đúng vị trí phù hợp với năng lực và sở thích, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng. Từ đó, xây dựng hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực hiệu quả, giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn.

3. Tăng cường hiệu quả hoạt động

Một chiến lược nhân sự phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược bằng cách đảm bảo có đủ nguồn nhân lực phù hợp tại thời điểm thích hợp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí nhân sự, tránh lãng phí nguồn lực. Cũng như, nâng cao khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh.

4. Tăng lợi thế cạnh tranh

Một đội ngũ nhân viên chất lượng cao, gắn bó với doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh quan trọng giúp doanh nghiệp thành công trong thị trường cạnh tranh gay gắt. Qua đó, nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường để thu hút khách hàng, đối tác tiềm năng.

5. Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực

Ngoài ra, chiến lược nhân sự cũng giúp xây dựng môi trường làm việc cởi mở, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân viên. Doanh nghiệp có thể khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần làm việc nhóm. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức cống hiến của nhân viên cho doanh nghiệp.

5 chiến lược nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Dưới đây là 5 chiến lược nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp:

1. Văn hóa làm việc hòa nhập

Việc thay đổi là điều cần thiết trong công việc. Khi có sự thay đổi thì bạn sẽ có động lực để phát triển và đối mặt với những thách thức mới. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn gặp rắc rối với những thay đổi. Nếu sếp thay đổi vị trí của nhân viên liên tục hoặc tạo ra chiến lược mới trước khi tìm hiểu kỹ về nó, điều đó có thể làm nhân viên nghi ngờ về tính minh bạch trong công việc.

Do đó, doanh nghiệp cần có sự cân bằng trong văn hóa công ty, nơi mà mọi người thấy được tiếng nói của nhân viên đều quan trọng và việc giao tiếp diễn ra hàng ngày. Việc giao tiếp giữa cấp lãnh đạo và người lao động sẽ gia tăng sự minh bạch giữa các mối quan hệ với nhau. Nếu người lao động không tin vào các giá trị hay văn hóa của công ty hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp, họ có thể rời đi và tìm kiếm công việc khác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên kết nối và hỗ trợ nhau trong công việc. Các cuộc trò chuyện của nhân viên là yếu tố quan trọng cho một môi trường lành mạnh.

2. Chính sách đào tạo và khuyến khích nhân viên phát triển

Các nhà quản lý cần phải quan tâm đến lộ trình phát triển bản thân của nhân viên. Nếu nhân viên cảm thấy công việc không đáng “đầu tư”, họ sẽ cảm thấy phí những công sức đã bỏ ra. Vì vậy, doanh nghiệp nên tạo các cơ hội phát triển nghề nghiệp và đào tạo các kỹ năng chuyên môn phù hợp cho nhân viên. Bước đầu tiên là đánh giá, phản hồi về điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội phát triển của nhân viên.

Doanh nghiệp có thể tạo các sự kiện định kỳ để hỏi về người lao động về sở thích, mong muốn… Nếu người lãnh đạo sẵn sàng tham gia sự kiện này thì có thể cải thiện tinh thần và giữ chân nhân viên. Việc đầu tư vào sự phát triển của nhân viên vừa nâng cao được kỹ năng cho người lao động vừa giúp công ty phát triển.

3. Mức lương và phúc lợi cạnh tranh

Nếu doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên của mình, hãy đầu tư vào mức lương cạnh tranh và các phúc lợi cho người lao động. Dù là công ty startup hay doanh nghiệp lớn thì cũng cần thường xuyên xem xét mức lương của nhân viên hiện tại để đảm bảo lương cho nhân viên là công bằng nhưng cũng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cung cấp thêm những phúc lợi có giá trị khác như chương trình đào tạo, chăm sóc sức khỏe, giờ làm việc linh hoạt…

4. Làm việc từ xa

Các doanh nghiệp có thể xem xét tới hình thức làm việc từ xa để làm công cụ giữ chân người lao động. Không chỉ thời gian làm việc, địa điểm làm việc linh hoạt sẽ giúp nhân viên được thoải mái cống hiến hơn.

Nhiều công ty đã đưa mô hình làm việc hybrid vào quy trình hoạt động. Điều này làm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên và giảm tỷ lệ nhảy việc ở người lao động.

5. Sự công nhận dành cho nhân viên

Công nhận nhân viên là một chiến lược đơn giản nhưng đem lại hiệu quả lớn. Người quản lý có thể dành thời gian để cảm ơn thành viên trong nhóm vì sự đóng góp của họ cho công việc. Mặc dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng lại khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao.

Người lao động mong được đáp ứng về lương thưởng hay phúc lợi và cũng có nhu cầu được công nhận. Khi doanh nghiệp công nhận những đóng góp, công sức của người lao động, họ sẽ cảm thấy đây là nơi trân trọng họ và quyết định gắn bó lâu dài.

Lời kết

Chiến lược nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng chiến lược nhân sự bài bản và hiệu quả để thu hút, giữ chân nhân tài, nâng cao năng suất làm việc và đạt được mục tiêu kinh doanh.

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Chuyên gia giỏi là chuyên gia có thể ra lệnh cho AI trả lời hoặc thực thi một cách chính xác nhất

Đợt này mình phát hiện ra 1 hiện tượng lạ: Hiện tượng "Không muốn suy… Read More

1 ngày ago

7 chỉ số KPI tuyển dụng quan trọng trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực, việc xây dựng một… Read More

2 ngày ago

8 sai lầm trong công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp

Công tác tuyển dụng nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng quyết… Read More

2 ngày ago

KPI dành cho nhà hàng

Hôm nay tôi đọc được một bài hay nói về những chỉ số phải biết… Read More

5 ngày ago

Cách xây dựng hệ thống QTNS tắt dành cho doanh nghiệp nhỏ SME

Hỏi: Công ty mình quy mô nhỏ (12 người). Tương lai sẽ tăng gấp đôi.… Read More

6 ngày ago

[Khảo sát] Đừng thêm việc cho những người được việc

Đây là một tình huống phổ biến tại công sở: ai đó trong nhóm đang… Read More

6 ngày ago