Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá giá trị công việc như Hay của Haygroup, IPE của Mercer, Job Levelling của Willis Towers Watson… Đây là những phương pháp chấm điểm (point-factor) nổi bật và nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo doanh nghiệp. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu về phương pháp IPE của Mercer nhé!
IPE hay International Position Evaluation là phương pháp đánh giá giá trị công việc dựa trên các yếu tố và khía cạnh liên quan đến hoạt động kinh doanh đại diện cho những thuộc tính cốt lõi của vị trí công việc. Việc ứng dụng IPE sẽ mang lại cho tổ chức một cấu trúc cấp bậc chức danh dựa trên giá trị của các vị trí chức danh đối với doanh nghiệp đó.
Quy trình đánh giá theo phương pháp IPE đơn giản và tập trung vào cơ cấu tổ chức. Mô hình hoạt động thông qua 5 yếu tố trọng yếu: Impact – Sự tác động, Communication – Sự giao tiếp, Innovation – Sự sáng tạo, Knowledge – Kiến thức và Risk – Rủi ro.
Tại sao phương pháp IPE của Mercer trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu? Đó là bởi vì sự nhất quán, khách quan, công bằng và luôn có sẵn sự tham chiếu với dữ liệu toàn thế giới.
IPE được gắn với dữ liệu chi trả lương theo thị trường trong hơn 250 cuộc khảo sát về lương thưởng của Mercer. Đồng thời, phương pháp này cung cấp mối liên hệ giữa giá trị công việc bên trong và bên ngoài tổ chức. Không những thể hiện mức độ đóng góp của mỗi vị trí chức danh đối với doanh nghiệp mà còn đặt công việc đó trong tương quan toàn thị trường.
Dưới đây là một số nguyên tắc đánh giá giá trị công việc theo phương pháp IPE của Mercer:
Mô tả công việc là một trong những thông tin quan trọng nhất cho việc đánh giá giá trị công việc như phạm vi ảnh hưởng, phạm vi giao tiếp hay mức độ sáng tạo… 5 nguyên tắc xây dựng bản mô tả công việc hiệu quả cho doanh nghiệp bao gồm: chuẩn hóa vị trí chức danh; xác định mục tiêu công việc rõ ràng; mô tả công việc đầy đủ (đúng trọng tâm); khẳng định vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của vị trí công việc và tiêu chuẩn về năng lực cho từng vị trí công việc.
Thực ra, đây là một lỗi sai thường gặp của các công ty khi thực hiện đánh giá giá trị công việc. Người đánh giá sẽ có xu hướng nhìn và quan sát những gì mà người đảm nhận vị trí công việc thể hiện: đang làm những gì, tương tác với những ai trong và ngoài tổ chức, có năng lực về học vấn như thế nào… Những thông tin cá nhân này có thể dẫn đến những đánh giá chủ quan làm sai lệch kết quả đánh giá công việc.
Vì vậy, đánh giá giá trị công việc chỉ căn cứ trên các thông tin, dữ liệu hay khía cạnh thể hiện thuộc tính của vị trí chức danh và loại bỏ các yếu tố cá nhân liên quan.
Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá giá trị công việc theo phương pháp IPE:
Quy trình đánh giá theo phương pháp Mercer IPE bao gồm 5 bước sau:
Đánh giá giá trị công việc theo phương pháp IPE của Mercer là một phương pháp đánh giá giá trị công việc thuộc nhóm Point - Factor, dựa trên 5 yếu tố: Sự tác động - Sự Giao tiếp - Sự sáng tạo - Kiến thức - Rủi ro. Bài viết đã đưa ra những thông tin cơ bản nhất về phương pháp IPE. Đừng quên theo dõi Blognhansu để cập nhật thêm những kiến thức về chủ đề này nhé!
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More