Cách và logic chia thưởng P3 theo hướng topdown ra sao?

Tôi đi tư vấn xây dựng chính sách lương 3P thường đi theo hướng đi từ dưới lên - bottomup. Tức tìm ra lương P1, rồi đến lương P2, rồi đến thưởng P3, cuối cùng ra tổng thu nhập. Ví dụ, chúng ta có vị trí là A, để ra chính sách lương 3P, ta làm như sau:
- Xác định lương theo vị trí P1 = Đơn giá tiền lương * Hệ số giá trị công việc = 4 triệu
- Xác định lương theo năng lực P2 = Lương thị trường của vị trí - Lương P1
- Xác định thưởng P3 = (Lương P1 + Lương P2) * Số % tổng thu nhập được dùng làm lương mềm / Số % tổng thu nhập được dùng làm lương cứng

Chi tiết vui lòng xem bài: "Cách và logic chia thưởng P3 theo hướng bottomup thế nào?"

Đa phần các đối tác đều chấp nhận hướng tôi đi, tuy nhiên lại có anh CEO đặt cho tôi một bài toán: "Anh muốn xây dựng chính sách lương 3P theo hướng từ doanh thu đi xuống. Vậy có làm được không Cường?". Nếu bạn gặp đầu bài tương tự thì nôi dung dưới đây sẽ giúp bạn.

1. Xác định tổng doanh thu và ngân sách cho bộ phận

Để đi theo hướng này, việc đầu tiên là cần biết mục tiêu chiến lược về doanh thu mà công ty cần có là bao nhiêu. Sau đó dựa trên các dữ liệu về tài chính, thống kê lại doanh thu toàn công ty và tất cả các loại chi phí năm trước của từng bộ phận. Có chi phí từng bộ phận và doanh thu toàn công ty, ta lấy chi phí / doanh thu là ra tỷ lệ % doanh thu để làm ngân sách vận hành của bộ phận.

Ví dụ: Công ty KC24 có doanh thu 100 tỷ năm trước, mục tiêu năm tới là 200 tỷ. Chi phí cho các bộ phận như sau:
- Xây dựng cộng đồng (marketing): 15 tỷ
- Chăm sóc cộng đồng (bán hàng): 20 tỷ
- Phụng sự cộng đồng (tư vấn đào tạo): 40 tỷ
- Ban giám đốc: 5 tỷ
- Duy trì cộng đồng: 10 tỷ
Như vậy tỷ lệ chi phí / doanh thu (gọi tắt là % doanh thu) của từng bộ phận lần lượt là: 15%, 20%, 40%, 5%, 10%. Từ % doanh thu đó nhân với doanh thu mục tiêu năm tới (200 tỷ) là ra ngân sách dự kiến cho năm tới của các bộ phận.

2. Tính toán chi phí trung bình cho các vị trí trong bộ phận

Có được tổng doanh thu và ngân sách bộ phận, chúng ta tiếp tục xác định xem bộ phận cần bao nhiêu quản lý và bao nhiêu nhân viên, chi phí trung bình cho các vị trí của bộ phận. Cơ bản là các bước:
- Xác định định biên nhân sự cho bộ phận và % ngân sách cho nhóm các vị trí: Các con số này được lấy từ chiến lược, ước tính ngân sách và ước tính định biên nhân sự để thực thi chiến lược.

Vui lòng xem bài để biết rõ hơn: "Ước tính định biên và cân đối quỹ lương (ngân sách) trước khi tiến hành xây dựng hệ thống đãi ngộ 3P"

- Tính chi phí trung bình cho 1 vị trí trong 1 tháng: Ta dùng công thức sau:
+ Chi phí trung bình cho 1 nhân viên = % Doanh thu trích cho nhân viên * Doanh thu dự kiến / tổng số nhân viên
+ Chi phí trung bình cho 1 quản lý = % Doanh thu trích cho quản lý * Doanh thu dự kiến / tổng số quản lý
+ % Doanh thu trích cho nhân viên + % Doanh thu trích cho quản lý = % Doanh thu trích cho phòng

Lưu ý:
- Thông thường số tiền của quản lý = 1,5 lần - 2 lần so với nhân viên.
- Khi tính tổng tiền, số tiền trích cho tổng nhân viên thường bằng 70% - 80% tổng ngân sách của bộ phận

- Xác định chi phí trung bình của vị trí là ở bậc mấy: Sau khi có được số tiền trung bình của nhân viên và quản lý, hội đồng tiền lương cần xác định xem số tiền đó tương đương với bậc lương thứ mấy trên thang lương P1.

3. Tính toán mức thưởng P3

Khi có chi phí trung bình cho 1 vị trí và xác định được mức chi phí này nằm ở bậc mấy trên thang lương P1, ta tiếp tục các bước tính toán chính sách như ở bài "Cách và logic chia thưởng P3 theo hướng bottomup thế nào?".

3.1 Đầu tiên, chúng ta thống nhất thang thưởng P3. Với quan điểm "Thu nhập gắn liên với hiệu quả công việc", do đó thưởng sẽ biến đổi. Tôi dùng phương án mỗi bậc lương P1 sẽ có mức thưởng tương ứng. Từ đó số bậc lương P1 = số bậc thưởng P3. Tức là: Số bậc thang lương P1 = Số bậc thang lương P2 = Số bậc thang thưởng P3.

3.2 Tiếp đến, với mức chi phí trung bình ở trên, ta xác định xem số tiền đó tương đương với bậc lương thứ mấy trên thang lương P1. Có được bậc thang lương P1, ta tiếp tục xác định số tiền đó tương ứng với bậc thang thưởng P3 là bao nhiêu.

Ví dụ ở trên:
- Nhân viên: Chi phí trung bình là 23,641 triệu tương đương với bậc 4 thang lương P1 và P3.
- Quản lý: Chi phí trung bình là 46,676 triệu tương đương với bậc 4 thang lương P1 và P3.

3.3 Tính toán tỷ lệ lương cứng - lương mềm

Chúng ta có: Tổng thu nhập 3P của nhân viên bậc i = Lương theo giá trị P1 bậc i + Lương theo năng lực P2 bậc i + Thưởng hiệu quả công việc P3 bậc i = Chi phí trung bình của nhân viên - Các chi phí vận hành hoạt động của nhân viên (công tác phí, văn phòng phẩm ...)

Như vậy:
- (Lương theo giá trị P1 bậc i + Lương theo năng lực P2 bậc i) / (Chi phí trung bình của nhân viên - Các chi phí vận hành hoạt động của nhân viên) * 100% = tỷ lệ lương cứng / tổng thu nhập = y%
Trong đó: Lương cứng = lương trả cố định hàng tháng = Lương P1 + Lương P2

- Thưởng hiệu quả công việc P3 bậc i / Chi phí trung bình của nhân viên - Các chi phí vận hành hoạt động của nhân viên) * 100% = tỷ lệ lương mềm / tổng thu nhập = x%
Trong đó: Lương mềm = tổng các loại thưởng = thưởng P3.

Từ đó: X% + y% = 100%

Ví dụ: Vị trí nhân viên có:
- Chi phí trung bình của vị trí: 23.641.000 (1)
- Chi phí vận hành trung bình: 1.000.000 (2)
- Tương đương bậc: 4
- Lương P1: 3.672.000 (3)
- Lương P2: 12.328.000 (4)
- Tổng thưởng P3 = (1) - (2) - (3) - (4) = 23.641.000 - 1.000.000 - 3.672.000 - 12.328.000 = 6.641.000 (5)
- X% = Tổng thưởng P3 / (Lương P1 + Lương P2 + Tổng thưởng P3) = 21% (lưu ý con số đã làm tròn)
- y% = (Lương P1 + Lương P2) / (Lương P1 + Lương P2 + Tổng thưởng P3) = 79% (lưu ý con số đã làm tròn)

3.4 Tính mức tổng thưởng P3 cho các bậc còn lại

Để tính ra tổng thường P3, tôi hay dùng công thức: Tổng thưởng P3 bậc i = x% / y% * lương cứng bậc i. Do đã có các thông số nên công việc này nhanh, chỉ cần nhập công thức đơn giản trong excel lả ra.

3.5 Sau khi có tổng thưởng P3 thì tiến hành tách ra làm các loại thưởng và xây dựng chính sách:
- Thưởng KPI năm
- Thưởng KPI 6 tháng
- Thưởng KPI quý
- Thưởng KPI tháng
- Thưởng hoa hồng

Có mức thưởng, chúng ta tiếp tục tách các loại thưởng ra thành 2 phần: Thưởng tài chính (tiền) và phi tài chính (không phải tiền mặt). Cuối cùng, để kết thúc việc xây dựng P3, hội đồng tiền lương sẽ xác định chính sách và điều kiện thưởng. Toàn bộ phần 3.5 này giống như những gì tôi viết trong bài: "Cách và logic chia thưởng P3 theo hướng bottomup thế nào?". Vui lòng đọc bài để biết thêm chi tiết.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS core lương 3P

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Quản trị nhân sự trong ngành sản xuất: Thách thức và giải pháp

Trong bối cảnh hiện đại, ngành sản xuất đang đối diện với những thách thức… Read More

15 giờ ago

Khóa học BSC & KPI online chất lượng 2024

Các khóa học BSC KPI ngày càng dành nhận được nhiều sự quan tâm của… Read More

5 ngày ago