Warning: imagepng(/var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2024/03/phuong-phap-can-bang-chuyen-line-banlancing-1280x720.png): failed to open stream: Permission denied in /var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-includes/class-wp-image-editor.php on line 402
KPI hiệu suất (cân bằng) chuyền – Line Balancing | Blog quản trị Nhân sự

Một trong những chỉ số KPI rất hay mà tôi nghĩ đã là sản xuất thì nên có. Nhất là những công việc liên quan đến điều độ, điều phối sản xuất.

Công thức:
- Hiệu suất cân bằng chuyền = tổng thời gian chạy hết các công đoạn / (thời gian sản xuất ở 1 công đoạn cao nhất x số công đoạn)
- Hiệu suất tối ưu thời gian nhàn rỗi = 1 - tổng thời gian nhàn rỗi (lãng phí) các công đoạn / (thời gian sản xuất ở 1 công đoạn cao nhất x số công đoạn)

Ví dụ: Các công đoạn trong sản xuất xi măng như sau: Nhập NL - Nghiền nguyên liệu - Nghiền than - Nung luyện - Nhập Silo. Để ra 1 tấn clinker cần mất bao nhiêu lâu cho 1 công đoạn. Sau đấy tính hiệu suất chuyền.

Xin gửi anh chị một đoạn nghiên cứu về cân bằng chuyền:

Lý thuyết cân bằng chuyền

Một dây chuyền lắp ráp có thể được chia thànhba loại dựa trên số lượng mô hình lắp ráp trên dây chuyền và theo chuẩn tốc độ [Groover, 2000] đó là:
▪ Mô hình chuyền đơn (Single – model line).
▪ Mô hình chuyền hỗn hợp (Mixed – model line).
▪ Mô hình chuyền hàng loạt (Batch – model line).

Mục tiêu cân bằng chuyền:
▪ Quản lý lượng công việc giữa những người lắp ráp.
▪ Xác định khu vực bị nghẽn.
▪ Xem xét số lượng trạm làm việc.
▪ Giảm chi phí sản xuất.

Các thuật ngữ trong kỹ thuật cân bằng chuyền:
▪ Cycle time là thời gian lắp ráp của công việc có thời gian cao nhất.
▪ Talk time là thời gian để lắp ráp ra 1 sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
▪ Lead time là tổng thời gian để lắp ráp 1 sản phẩm.
▪ Bottleneck là điểm gây tắc nghẽn, làm giảm năng suất.
▪ Idle time là thời gian rỗi của người/máy trong chuyền.

Xác định năng suất chuyền dựa vào tỷ lệ đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kỹ năng lao động, việc làm, phương pháp sử dụng máy…

Các công thức tính toán:

▪ Chu kỳ sản xuất (takt time): Takt time = thời gian sản xuất thực / số lượng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng
▪ Số nhân công/nhóm: Số nhân công tối thiểu = tổng thời gian làm 1 sản phẩm / takt time
▪ Thời gian chu kỳ: Chu kỳ = thời gian sản xuất/ (sản lượng/ngày)
▪ Số trạm tối thiểu = (thời gian trạm 1 + thời gian trạm 2 + thời gian trạm 3 + ...) / chu kỳ
▪ Hiệu suất cân bằng chuyền: Hiệu suất = ∑ thời gian cho nhiệm vụ / [(số trạm thực tế) ∗ (thời gian sản xuất lớn nhất)]

Chi tiết về nghiên cứu:
- Ly thuyet va ung dung kpi can bang chuyen.pdf
- kpi can bang chuyen may mac.pdf

Nguồn: Ngô Anh Phương, Lê Thanh Trung, Đặng Thanh Tuấn,Trần Thụy Nhật Mai, Trần Thiên Quế Nhung, TS. Đỗ Ngọc Hiền
Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Khoa Cơ Khí, Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Cho nhân sự trở thành cổ đông có hiệu quả không ?

Một trong các module mà học viên quan tâm nhiều khi học lớp tớ dạy… Read More

2 ngày ago

Google: bí mật đằng sau chính sách 20% thời gian sáng tạo

Google không chỉ là một gã khổng lồ công nghệ, mà còn là biểu tượng… Read More

3 ngày ago

Người thân mất, người lao động có được nghỉ phép không?

Hỏi: Người thân mất, tôi có được nghỉ phép không? Trả lời: Doanh nghiệp có… Read More

3 ngày ago

Tầm quan trọng của những người cố vấn (mentors)

Hồi còn trẻ, ai cũng từng nghĩ mình có thể tự mày mò, tự học,… Read More

3 ngày ago