3 phương pháp đánh giá hiệu suất quan trọng trong quản trị

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là công việc mà mọi nhà quản trị phải làm. Doanh nghiệp đều phát triển dựa trên năng suất và hiệu quả của mỗi thành viên nên tổ chức cần lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu suất phù hợp. Cùng Blognhansu tìm hiểu 3 phương pháp đánh giá quan trọng hiện nay nhé!

1. Phương pháp đánh giá hiệu suất là gì?

Đánh giá hiệu suất hay hiệu quả công việc là một quá trình được thực hiện hàng tháng/năm để đánh giá năng suất và chất lượng công việc. Thông qua quá trình thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin liên quan đến tình hình công việc của một cá nhân, phong ban hoặc hệ thống.

Dựa trên những phương pháp đánh giá hiệu suất, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan về hiệu quả làm việc của nhân viên, phòng ban và hệ thống. Qua đó, những mục tiêu, kế hoạch phù hợp trong tương lai sẽ được đưa ra.

2. Tại sao cần phương pháp đánh giá hiệu suất trong doanh nghiệp?

Một số doanh nghiệp đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng vì thiếu đi kinh nghiệm trong việc xây dựng và duy trì hệ thống đánh giá nhân lực. Vậy nên, áp dụng phương pháp đánh giá hiệu suất đóng vai trò quan trọng.

Khi doanh nghiệp, nhà quản trị đánh giá đúng năng lực của nhân viên thì việc phân bổ nhân sự sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vậy, khả năng của nhân viên có thể phát huy tối đa. Hơn nữa, nhân viên được đánh giá đúng cũng sẽ hài lòng vì bản thân được công nhận và có động lực để cống hiến.

Bên cạnh đó, đánh giá hiệu quả công việc và giao việc cho nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp. Do đó, hệ thống này cần xây dựng một cách chặt chẽ và phù hợp với quy mô cũng như văn hóa của doanh nghiệp.

3. Top 3 phương pháp đánh giá hiệu suất quan trọng trong doanh nghiệp

3.1 Phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Phương pháp đánh giá hiệu suất Thẻ điểm cân bằng (BSC) là xây dựng một hệ thống kế hoạch & quản trị về mặt chiến lược. Mục đích là định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn, chiến lược của tổ chức, theo dõi hiệu quả vận hành của doanh nghiệp so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Thẻ điểm cân bằng (BSC) thiết lập hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp theo 4 thước đo chính là tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và đào tạo & phát triển. Đây cũng được xem là phương pháp quản trị hiệu suất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.

3.2 Phương pháp KPI (Chỉ số đánh giá hiệu suất)

KPI là chỉ số hiệu suất quan trọng khi đánh giá sự phát triển của cá nhân, phòng ban hay tổ chức. Doanh nghiệp sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể đánh giá quá trình thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đưa ra.

Phương pháp đánh giá hiệu suất này đưa ra một bộ chỉ tiêu có thể đo lường hiệu quả, để có căn cứ lên kế hoạch cho những mục tiêu sau. Từ đó, đưa ra sự so sánh và đánh giá mức độ thay đổi hiệu suất dựa vào từng giai đoạn.

Ngoài ra, phương pháp KPI theo dõi chất lượng kịp thời để đưa ra các chính sách quản trị bám sát với mục tiêu ban đầu hướng tới, đo lường hiệu quả dự án và hiệu suất nhân sự để tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.

3.3 Phương pháp OKR

OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.

Phương pháp OKR là công thức đánh giá công việc đơn giản, linh hoạt. Chẳng hạn: bạn sẽ thực hiện (mục tiêu) và nó sẽ được đo lường bằng (các chỉ số theo dõi kết quả). Các chỉ số theo dõi kết quả sẽ là công cụ được sử dụng để đo lường tiến trình đạt được mục tiêu.

4. Một số phương pháp đánh giá hiệu suất phổ biến khác

4.1 Phương pháp thang đánh giá đồ thị (Graphic Rating Scales)

Phương pháp đánh giá hiệu suất Graphic Rating Scales là một hình thức nhà quản lý chỉ cần kiểm tra, theo dõi mức độ hiệu quả công việc dựa vào 3 hoặc 5 cấp độ từ rất kém, kém, bình thường, tốt đến rất tốt . Được biết đây là phương pháp lâu đời nhất và được sử dụng nhiều nhất để đánh giá kết quả công việc của người lao động.

4.2 Phương pháp xếp hạng danh phục (Weighted Checklist Methods)

Với phương pháp này, mức độ thực hiện công việc được đánh giá dựa theo một danh sách đầu mục liệt kê hành vi thể hiện sự hiệu quả hay không hiệu quả đã được chuẩn bị trước đó.

4.3 Phương pháp quản lý theo mục tiêu MBO (Management by Objective)

MBO là một cách thức trong đó nhà quản lý đặt ra những mục tiêu cho nhân viên, định lỳ đánh giá, theo dõi hiệu suất và có khen thưởng phù hợp theo kết quả.

Phương pháp đánh giá hiệu suất MBO bao gồm các mục sau:

+ Xây dựng mục tiêu theo sự đồng thuận, thống nhất giữa nhân viên và cấp quản lý.

+ Tập trung vào kết quả thay vì phương pháp thực hiện.

+ Nhân viên được chủ động trong quá trình thực hiện công việc của mình.

+ Thường áp dụng ở cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp.

4.4 Phương pháp xếp hạng hiệu suất công việc (Performance Ranking Method)

Xếp hạng hiệu suất là phương pháp đánh giá hiệu suất nhân viên từ kém nhất đến tốt nhất. Thông qua kết quả so sánh, nhà quản lý sẽ dễ dàng theo dõi, quan sát được hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên một số tiêu chí nhất định.

4.5 Phương pháp xếp hạng theo phân phối định sẵn (Forced Ranking)

Đây là phương pháp đánh giá hiệu suất để xếp hạng nhân viên theo thứ tự như đã quy định từ trước. Nhờ kết quả của Forced Ranking mà nhà quản lý có căn cứ để trọng dụng đúng người, tránh bỏ lỡ người tài.

Lời kết,

Trên đây là các phương pháp đánh giá hiệu suất thường gặp trong doanh nghiệp. Để phát triển hơn, nhà quản trị nên lựa chọn phương pháp phù hợp với quy mô và văn hóa tổ chức. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Hẹn gặp trong những bài viết tiếp theo!

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More

12 giờ ago

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

2 ngày ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

2 ngày ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

4 ngày ago