Quản trị nhân sự luôn là vấn đề khó giải của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trên thế giới, hiện nay có rất nhiều học thuyết quản trị nhân sự được ứng dụng nhưng nổi bật hơn cả là học thuyết XYZ. Vậy học thuyết XYZ là gì? Cách áp dụng trong quản trị nhân sự như thế nào? Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!
Học thuyết X được Douglas Mc Gregor sáng lập vào năm 1960. Theo đó, học thuyết này đưa ra giả thuyết có thiên hướng tiêu cực của con người:
Từ những nhược điểm trên, học thuyết X đưa ra những phương pháp lý luận truyền thống:
Bên cạnh đó, học thuyết X còn được khái quát theo 3 quan điểm dưới đây:
Thứ nhất, nhà quản trị chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế dựa trên các yếu tố như vật tư, con người, thiết bị, tiền.
Thứ hai, đối với nhân viên, họ cần được chỉ huy, kiểm tra và điều chỉnh hành vi để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
Thứ ba, sử dụng các biện pháp khen thưởng, trừng phạt, thuyết phục để tránh người lao động biểu hiện hay chống đối tổ chức.
Về nội dung, lý thuyết này có phần máy móc, mang thiên hương tiêu cực về con người. Các nhà quản trị có cái nhìn phiến diện về người lao động, nhu cầu về tiền cao nhưng bản chất lại không thích làm việc. Con người thích bị kiểm soát, càng kiểm soát thì họ mời làm việc tốt. Quan trọng là khen thưởng nếu làm tốt công việc, trừng phạt khi phạm lỗi.
Nhìn chung, học thuyết theo thiên hướng tiêu cực về con người nhưng lại đưa ra phương pháp quản lý chặt chẽ.
Mặc dù còn những hạn chế nhưng chúng ta không thể kết luận rằng học thuyết X sai hoàn toàn. Học thuyết X có sự nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng cũng đưa ra cách quản lý linh hoạt phù hợp với một số doanh nghiệp lớn, những lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo của nhân viên. Dựa trên sự thiếu sót của học thuyết X, những lý thuyết quản trị tiến bộ hơn ra đời.
Tương tự học thuyết X, học thuyết Y cũng được Douglas Mc Gregor sáng lập vào năm 1960. Đây là bản chỉnh sửa của học thuyết X với những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người.
Về nội dung, học thuyết Y linh động và thiên hướng tích cực về con người, hành vi của con người. Con người thường làm việc theo nhóm và họ thích làm chủ, tự định hướng bản thân. Bản chất của con người là thích làm việc và không trốn tránh nếu có thể. Họ sẽ gắn liền với nhóm khi được thỏa mãn về cá nhân.
Học thuyết này còn chỉ ra rằng tài năng luôn tiềm ẩn, phải biết khơi dậy đó là vấn đề. Con người muốn và có thể học gánh vác trách nhiệm. Họ cũng không thích bị kiểm soát, nếu bị kiểm soát sẽ không làm tốt công việc. Đặc biệt là không đánh giá cao về việc trừng phạt khi họ không làm việc.
Có thể thấy, học thuyết này có phần tích cực và tiến bộ hơn học thuyết X ở chỗ chỉ đúng bản chất của con người. Tuy nhiên, thuyết này có những hạn chế về việc buông lỏng trong quản lý. Vì vậy, học thuyết Y chỉ có thể phát huy tốt trong tổ chức có trình độ phát triển cao và sự sáng tạo như tập đoàn kinh tế lớn.
Học thuyết Z được công bố vào những năm 70 của thế kỷ trước do tiến sĩ W.Ouchi sáng lập. Nó được xây dựng dựa trên cả lý luận và thực tiễn.
Nội dung của học thuyết Z như sau:
Lý thuyết này có nhược điểm là tạo ra sức ỳ lớn trong nhân viên nhưng lại đưa ra các phương pháp có hiệu quả dẫn đến sự thành công của tổ chức. Và học thuyết Z đã trở thành kinh điển được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Khi áp dụng học thuyết X vào quản lý nhân sự vẫn đúng trong nhiều trường hợp. Nhưng có phần cứng nhắc và hạn chế bởi:
Nếu ứng dụng quản lý nhân sự cho học thuyết Y thì sẽ:
Học thuyết này được nhiều công ty Nhật đưa vào ứng dụng thực tiễn và mang đất nước này trở thành cường quốc của thế giới. Các công ty u Mỹ sau đó đã nhìn nhận lại vấn đề, thuyết Z tìm cách ứng dụng để cạnh tranh lại công ty Nhật. Ngoài ra, cũng có những điểm yếu căn bản như tạo ra sức ỳ lớn trong công ty ở Nhật.
Từ học thuyết X đến học thuyết Z, đó là một quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học mà cụ thể là quản trị nhân lực. Nó thể hiện ước muốn của con người là đạt tới trình độ quản trị nhân sự ưu việt, mong muốn đem tới lợi ích thiết thực cho người lao động, doanh nghiệp và cả xã hội.
Blognhansu mong rằng những thông tin trên thực sự hữu ích, giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ về học thuyết XYZ. Đồng thời, biết cách áp dụng học thuyết XYZ vào quản trị nhân sự. Qua đó, bạn có thể chọn ra phương pháp quản lý phù hợp và hiệu quả.
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More