Khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp, có lẽ điều cuối cùng nhà lãnh đạo suy nghĩ là tạo dựng văn hóa bên trong. Văn hóa có lớn mạnh hay không phụ thuộc vào bộ máy điều hành cũng như cách chèo lái của lãnh đạo. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu về 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công nhé!
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình liên tục và không hề dễ dàng, nhất là khi tổ chức đã tuân theo lối văn hóa cũ. Tuy nhiên, có thể tham khảo phương pháp thay đổi và xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp dưới đây. Biết đâu bạn sẽ tìm được biện pháp cho tổ chức của mình!
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần đánh giá xem văn hóa hiện tại của tổ chức là gì, đang ở đâu và có biểu hiện như thế nào. Có rất nhiều cách để đánh giá văn hóa hiện tại như trực tiếp lấy khảo sát của nhân viên hoặc đơn giản hơn là quan sát thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.
Nếu công ty đang xuất hiện những dấu hiệu sau của văn hóa độc hại, hãy cho chúng vào “danh sách đen” ngay lập tức để tìm biện pháp cải thiện:
+ Tuyển dụng nhân sự liên tục: Yếu kém trong quản lý nhân sự khiến nhân viên cảm thấy không hài lòng, không có động lực làm việc và không muốn gắn bó lâu dài với công ty.
+ Nội bộ không gắn kết: Một môi trường mà ở đó không khí làm việc luôn căng thẳng, nặng nề, ai làm việc nấy. Đây được coi là môi trường làm việc không tích cực, không phát triển và khó duy trì lâu dài.
+ Ý thức làm việc kém: Nhân viên không có tính chủ động và tự giác trong công việc. Tác phong chậm chạp, kỷ luật kém sẽ tạo nên văn hóa lười nhác, chây ì và dễ rơi vào khủng hoảng.
+ Không có sự tương tác giữa sếp và nhân viên: Đội ngũ nhân viên né tránh sếp, không muốn đến gần hoặc trao đổi với sếp, …
+ Nhân viên im lặng trong cuộc họp: Trong khi họp, nhân viên không dám đưa ra ý tưởng mới lạ, độc đáo nhưng sau khi họp xong lại hí hửng bàn tán, trò chuyện.
+ Có nhiều cuộc họp kéo dài, các biện pháp kỷ luật nhưng lại không có hoặc ít công nhận, khen thưởng thành tích của nhân viên.
Hãy đưa ra những mong muốn hoặc kỳ vọng về văn hóa doanh nghiệp. Nghĩ thật kỹ về những điều mà tổ chức muốn xây dựng, bắt đầu từ những điểm mạnh và khác biệt. Khi văn hóa được xây dựng trên những sức mạnh có sẵn, nhà lãnh đạo sẽ biết mình nên làm gì, làm thế nào để mang lại mọi thứ tốt nhất cho doanh nghiệp.
Có thể tham khảo 8 loại hình văn hóa đặc trưng trên thế giới. Harvard Business Review phân biệt dựa trên 2 tiêu chí là sự tương tác giữa mọi người và khả năng phản ứng trước những thay đổi. Cùng với mỗi loại hình là phần trăm doanh nghiệp xếp loại đó thuộc top 2 khuynh hướng văn hóa mà họ quan tâm tới:
Giá trị cốt lõi phải được xác định để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này chỉ nên là những thức thực sự giá trị, được coi trọng trong tổ chức. Khi xác định giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi như:
Văn hóa doanh nghiệp chỉ được hình thành khi toàn bộ nhân viên đồng thuận và hiểu rõ về những lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy, khi xác định được văn hóa lý tưởng cho tổ chức, hãy truyền đạt và diễn giải cặn kẽ để họ cùng hiểu và tuân thủ theo.
Kế hoạch hành động của doanh nghiệp phải bao gồm thời gian, mục tiêu, nhiệm vụ, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Điều gì nên được ưu tiên và tập trung? Cần những nguồn lực nào và thời hạn hoàn thành là bao lâu? Đặc biệt, ai sẽ chịu trách nhiệm cho mỗi nhiệm vụ cụ thể?
Khi đã có giá trị cốt lõi và truyền đạt, giải thích cặn kẽ cho nhân viên, các nhà lãnh đạo cần bắt tay vào thực hiện một số hoạt động dưới đây.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần trực tiếp chỉ đạo và theo dõi quá trình triển khai văn hóa trong doanh nghiệp. Người phụ trách có thể bao gồm đại diện cấp quản lý của từng phòng ban và trợ lý. Đôi khi, doanh nghiệp có thể trao lại phần quyền hạn này cho bộ phận nhân sự hoặc truyền thống nội bộ.
Sau khi ban hành quy định và quy chế chung, hãy tổ chức buổi trò chuyện giữa lãnh đạo và nhân viên về giá trị văn hóa công ty. Đừng quên đặt mình vào vị trí của nhân viên để dễ dàng nhận biết các trở lại và giải quyết chúng.
Việc phát triển văn hóa cũng phải được duy trì lâu dài. Thật ra, đây chính là quá trình cần sự bồi đắp bền bỉ. Hãy bắt đầu từ những hoạt động thực tiễn!
Văn hóa doanh nghiệp nên được đo lường sau một khoảng thời gian triển khai. Điều này giúp kịp thời phát hiện và xử lý rủi ro nếu chúng ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để đo lường hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra hệ thống câu hỏi, tiêu chí cho sự đánh giá đó.
Phương pháp phổ biến nhất là thực hiện các cuộc khảo sát hàng năm, tạo cơ hội để nhân viên phản hồi về các giá trị của công ty, đánh giá sự phù hợp với những hoạt động hàng ngày và giá trị của nhân viên. Các khảo sát đơn giản qua email có thể tiết lộ những gì nhân viên thích hay không thích. Từ đó, bạn dễ dàng định hình văn hóa theo sự hài lòng của nhân viên.
Trong thời đại ngày nay, mọi thước đo, thậm chí về hiệu quả văn hóa doanh nghiệp, đều có thể diễn giải dưới dạng thông tin và con số. Dưới đây là 3 chỉ số quan trọng nhất để định hướng, cải thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp thành công:
Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp chính là tinh thần và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Do đó, nói không ngoa, văn hóa như linh hồn của tổ chức. Vậy bạn đã biết cách xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp chưa? Chia sẻ với Blognhansu nhé!
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More