Adhocracy culture là gì? Mô hình văn hóa doanh nghiệp thời hiện đại

Như bạn cũng biết, văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự thành công của mọi tổ chức. Với văn hóa rõ ràng và lành mạnh, nhân viên có thể hiểu được kỳ vọng của cấp trên, ứng phó với mọi tình huống và có động lực làm việc. Adhocracy culture là một mô hình văn hóa được khuyến khích áp dụng, nhất là trong các môi trường sáng tạo. Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. Adhocracy culture là gì?

Adhocracy culture là văn hóa thúc đẩy sự linh hoạt trong doanh nghiệp. Đây là một dạng văn hóa khuyến khích nhân viên sử dụng tư duy sáng tạo và cùng nhau tìm ra giải pháp, thích ứng với các tình huống và khó khăn mới.

Thuật ngữ “adhocracy” kết hợp từ cụm từ Latin “ad hoc” và hậu tố “cracy” trong tiếng Hy Lạp. Trong đó, “ad hoc” có nghĩa là cho mục đích và “cracy” nghĩa là quản lý. Vậy Adhocracy là một hệ thống tổ chức và quản lý linh hoạt, bài xích sự cứng nhắc.

Các quy trình cứng nhắn sẽ ít được áp dụng trong mô hình này bởi vì các nhà lãnh đạo sẽ ưu tiên cấu trúc đơn giản. Adhocracy culture cũng không áp lực hệ thống thứ bậc và ưu tiên sự đổi mới trong công việc.

“Adhocracy” được đặt bởi Warren Bennis trong cuốn sách “The Temporary Society” vào năm 1968. Sau này, thuật ngữ này càng phổ biến hơn sau khi được tác giả Alvin Toffler đưa vào cuốn sách “Future Shock” năm 1970.

2. Đặc điểm của Adhocracy culture là gì?

Văn hóa Adhocracy culture có thể được nhận diện dựa trên một số đặc điểm dưới đây!

2.1 Làm việc linh hoạt

Khi một tổ chức áp dụng adhocracy culture, phần đưa ra quyết định sẽ xảy ra khá nhanh chóng. Tùy theo nhu cầu ở thời điểm hiện tại mà chúng ta sẽ có những thay đổi nhất định.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ không quá coi trọng hệ thống thứ bậc, phân cấp như ai làm trưởng nhóm, ai làm nhân viên. Với Adhocracy, có thể ít nhấn mạnh hơn vào hệ thống phân cấp, lập kế hoạch trước hay các thủ tục chính thức. Quan trọng là dự án trong tầm tay và kiểm soát tốt.

2.2 Tập trung vào kết quả chung

Trong văn hóa adhocracy, mọi người thường tập trung vào kết quả chung thay vì quá trình. Hiệu quả công việc sẽ được đánh giá dựa trên thành tựu và hiệu suất, không tuân thủ quy trình cứng ngắc.

2.3 Khuyến khích đổi mới và sáng tạo

Sự sáng tạo và ý tưởng mới luôn được đánh giá cao trong adhocracy culture. Nhân viên có thể đưa ra các đề xuất, giải pháp mới và thử nghiệm các ý tưởng đột phá. Hơn thế, nhân viên có quyền chủ động kiểm soát hơn với thời gian và cách thức làm việc của mình.

3. Ưu và nhược điểm của văn hóa adhocracy

3.1 Ưu điểm của adhocracy culture

Trong thị trường lao động với mức khó đoán cao như hiện nay, văn hóa adhocracy có những lợi thế riêng. Cụ thể:

  • Quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng.
  • Các tổ chức có adhocracy culture thường có sự đổi mới, “phóng khoáng” hơn. Đây là môi trường hợp với những người trẻ và sáng tạo.
  • Trong môi trường adhocracy, các nhân viên thường đa tài và có thể đảm nhận được nhiều công việc.
  • Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến của riêng mình.
  • Môi trường làm việc không quá nghiêm túc bởi vì tập trung nhiều hơn vào sự hợp tác và làm việc nhóm.

3.2 Nhược điểm của adhocracy culture

Bên cạnh ưu điểm, adhocracy culture cũng có một số điểm trừ nên cân nhắc trước khi áp dụng. Có thể kể tới như:

  • Không phải nhân viên hay tổ chức nào cũng có thể giao tiếp và hợp tác một cách hài hòa mà không có một hệ thống làm việc nhất định. Do đó, adhocracy có thể sẽ không hợp với những người thích truyền thống.
  • Độ cạnh tranh cao và dễ nảy sinh xung đột khó giải quyết.
  • Các tập đoàn lớn có hội đồng quản trị và cổ đông sẽ khó chấp nhận một tổ chức không có hệ thống phân cấp rõ ràng.

Nhưng bất chấp những hạn chế này, nhiều tổ chức trẻ đang có xu hướng lựa chọn phong cách quản lý ít cứng nhắc hơn như adhocracy.

4. Một số ví dụ về adhocracy culture

Adhocracy culture khá phổ biến trong các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao và đối mặt với nhiều cạnh tranh. Nhiều “ông lớn” cũng đã áp dụng văn hóa doanh nghiệp này. Chẳng hạn:

Wikipedia đã áp dụng văn hóa này ngay từ khi thành lập. Trang web này nổi tiếng vì cung cấp thông tin miễn phí, nhanh chóng và khá đầy đủ. Ngoài ra, công ty quản lý Wikipedia Foundation chỉ có một số nhân viên toàn thời gian và website Wikipedia được mở cho tất cả mọi người.

Tesla là hãng tiên phong trong nhiều công nghệ như xe điện, xe tự lái hay mái nhà năng lượng mặt trời. Văn hóa adhocracy cũng giúp Tesla thu hút nhân tài. Các nhân viên của Tesla được khuyến khích tạo ra và thử nghiệm những ý tưởng mới. Sự tự do này giúp chúng ta có cơ hội làm việc và thỏa sức sáng tạo.

Lời kết,

Trên đây là những thông tin cơ bản về adhocracy culture là gì. Để tìm hiểu thêm các mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp,, bạn hãy học thêm những bài viết khác của Blognhansu nhé! Hẹn gặp trong bài viết tiếp theo!

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Đánh giá hiệu quả theo MBO (Management by Objectives) hoặc OJB

Khi tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc, bạn có thể gặp được… Read More

2 ngày ago

65% nhân viên tin rằng “lương được trả không công bằng”

74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More

2 ngày ago

Trẻ hóa đội ngũ nhân sự: Gen Z chỉ thích trao đổi 1-1

Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More

3 ngày ago

10 cách giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More

3 ngày ago

Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam

Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More

3 ngày ago