Phong cách quản trị thể hiện cách thức ứng xử của nhà quản trị trong từng hoàn cảnh cụ thể. Mỗi nhà quản trị sẽ có một phong cách lãnh đạo nhất định. Vậy có những phương pháp nào để quản lý nhân sự và yếu tố nào ảnh hưởng đến cách quản trị của nhà lãnh đạo? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Phong cách quản trị trong tiếng Anh là Administrative Styles. Hiểu đơn giản, đây là "tổng thể các phương thức ứng xử (cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động) ổn định của chủ thể quản trị với một cá nhân hoặc nhóm người (khách hàng, đối tượng quản trị, …) trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản trị của mình".
Dù theo phong cách quản trị nào thì chúng đều được hình thành trên cơ sở chuẩn mực xã hội như truyền thống đạo đức, phong tục tập quán cũng như một số chuẩn mực đã được thể chế hóa phù hợp với cương vị cũng như đặc điểm nghề nghiệp.
Trình độ văn hóa hay học thức của nhà quản trị tác động đến phương thức ứng xử của họ với những người xung quanh. Điều đó thể hiện qua sự khác nhau giữa cử chỉ lời nói, thái độ và hành động đối với các đối tượng khác nhau.
Sự hình thành của phong cách quản trị của nhà lãnh đạo không thể không do chính khí chất (mãnh liệt, ôn hòa, …), phẩm chất và nhân cách của cá nhân đó quy định.
Kinh nghiệm sống hay môi trường sống của từng người cũng được xem như những yếu tố bên ngoài có tác động tới việc hình thành và làm thay đổi nhận thức, thay đổi những hành động của cá nhân trong cách thức ứng xử với người xung quanh.
Trạng thái tâm lý chính là hoàn cảnh cụ thể của môi trường mà mỗi cá nhân phản ứng lại. Hoàn cảnh cụ thể của môi trường tác động trực tiếp và tạo phản ứng của nhà quản trị. Trong nhiều trường hợp, trạng thái tâm lý cá nhân dẫn đến cách ứng xử của nhà quản trị hoàn toàn khác với hoàn cảnh bình thường.
Phong cách quản trị thể hiện cách thức ứng xử của nhà quản trị trong hoàn cảnh cụ thể nên sẽ biểu hiện ở nhiều sắc thái khác nhau. Do đó, cũng rất khó để tìm thấy sự thống nhất quan điểm về vấn đề này.
Trong quá trình đối nội và đối ngoại, mỗi nhà quản trị sẽ có thể ứng xử theo một phong cách cụ thể như:
+ Phong cách chuyên quyền
+ Phong cách dân chủ
+ Phong cách tập trung chỉ huy
+ …
Phong cách quản trị chuyên quyền được thực hiện bằng cách nhà quản trị thường tự đưa ra các quyết định mà không quan tâm ý kiến của nhân viên của cấp dưới hay bất kỳ ai. Vì vậy, nhân viên sẽ không được cân nhắc hay nêu ý kiến của bản thân trước khi thực hiện nhiệm vụ và cấp trên giao phó.
Có thể nói đây là phong cách hiệu quả khi được áp dụng trong môi trường doanh nghiệp với phần lớn người lao động cần nhiều sự giám sát cũng như có ít hoặc không có nhiều kinh nghiệm. Nhưng đồng nghĩa với việc kìm hãm sự sáng tạo và khiến nhân viên cảm thấy bì kiểm soát, gò bó. Dẫn tới tỷ lệ giữ chân nhân viên thấp và vòng đời nhân sự ngắn.
Theo nghiên cứu của Lewin, phong cách quản trị dân chủ được đánh giá là phương pháp lãnh đạo đạt hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này khuyến khích các nhân viên trong nhóm đưa ra ý kiến nhưng vẫn có chính kiến để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đây là phong cách lãnh đạo tập trung vào việc giao nhiệm vụ cho các thành viên và không cần nhà quản trị phải giám sát quá nhiều bởi vì thành tích của người lao động chỉ tính đến kết quả làm việc cuối cùng.
Phong cách quản trị ủy quyền sẽ hữu ích trong môi trường làm việc có chuyên gia, chuyên viên đã có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao nhưng có thể sẽ dẫn tới việc thiếu động lực làm việc của người lao động.
Phong cách này hướng tới việc nuôi dưỡng điểm mạnh của từng cá nhân. Nhà quản trị tập trung vào các chiến lược, phương án cụ thể để có thể tăng năng suất lao động của nhân viên.
Nghe có vẻ giống với phương pháp quản trị dân chủ nhưng phương pháp huấn luyện viên nhấn mạnh hơn vào sự phát triển và thành công của cá nhân người lao động. Vậy nên, phong cách quản lý này có thể giúp các thành viên thiết lập các mục tiêu cá nhân và thúc đẩy tăng trưởng của dự án.
Nhìn chung, phong cách này khá giống với phong cách huấn luyện viên. Tuy nhiên, thay vì đặt phần lớn sức lực vào các mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên, nhà lãnh đạo chuyển đổi được thúc đẩy bởi sự cam kết đối với các mục tiêu của tổ chức.
Khi áp dụng phong cách quản trị này, nhà quản lý sẽ dành nhiều thời gian cho các mục tiêu tổng quát. Nên nó phù hợp nhất với các nhóm có thể xử lý nhiều nhiệm vụ được giao mà không cần giám sát liên tục.
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng các chính sách để thúc đẩy năng suất, khen thưởng cho người lao động khi học đạt được KPI và có hành động kỷ luật nếu không đạt chỉ tiêu đề ra.
Các nhà lãnh đạo theo phong cách quản trị Pacesetter chủ yếu tập trung vào hiệu suất làm việc của người lao động và đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể. Sau đó yêu cầu các thành viên trong nhóm của họ phải chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu đó.
Lắng nghe và xem xét ý kiến đóng góp của nhân viên là đặc trưng của phong cách lãnh đạo quan liêu. Nhưng nhà lãnh đạo cũng có thể từ chối ý kiến đóng góp nếu có mâu thuẫn với chính sách của công ty hay thông lệ trước đó.
Qua bài viết này, Blognhansu tin rằng bạn đã có cái nhìn cụ thể về phong cách quản trị và cách lựa chọn, định hình phong cách lãnh đạo phù hợp hợp nhất cho nhà quản trị. Hơn thế, bạn cũng có thể bắt đầu hình thành cách quản lý nhân sự của mình phục vụ cho tương lai.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực, việc xây dựng một… Read More
Công tác tuyển dụng nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng quyết… Read More
Hôm nay tôi đọc được một bài hay nói về những chỉ số phải biết… Read More
Hỏi: Công ty mình quy mô nhỏ (12 người). Tương lai sẽ tăng gấp đôi.… Read More
Đây là một tình huống phổ biến tại công sở: ai đó trong nhóm đang… Read More
Theo Bộ luật lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020: Quy chế Lương là gì?… Read More