Thẻ điểm cân bằng (BSC) chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nếu được áp dụng đúng cách. Vậy làm thế nào để đưa BSC vào đúng nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
“BSC (Balanced Scorecard) là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập , theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh”.
Cụ thể, Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra.
“Balanced” trong BSC thể hiện sự cân đối các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tài chính và các yếu tố phi tài chính, các chi tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả hay các hoạt động hướng ra xã hội và các hoạt động được thực hiện cho nội bộ.
Thẻ điểm cân bằng (BSC) hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định chiến lược tốt hơn. BSC cung cấp một bộ khung thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố mục tiêu với nhau. Hiểu đơn giản là chúng đã đồng thuận với một số chiến lược cốt lõi nhất định.
Khi tạo bản đồ chiến lược, doanh nghiệp cần đảm bảo sự đồng thuận về một loạt các mục tiêu chiến lược có liên quan với nhau. Nghĩa là các kết quả hoạt động cũng như các yếu tố thúc đẩy hay động lực chính của hiệu suất trong tương lai được xác định để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp.
Thẻ điểm cân bằng (BSC) giúp tổ chức vạch ra mục tiêu chiến lược khác nhau cho các dự án hay kế hoạch của mình. Từ đó, đảm bảo các dự án, kế hoạch tập trung cùng nhau để đạt được mục tiêu chiến lược nhanh chóng nhất.
Điều này hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng và phát triển theo đúng mục tiêu ban đầu đặt ra. Quan trọng nhất là không bị lệch hướng hay lập kế hoạch quá sức với khả năng và điều kiện của doanh nghiệp.
Một lợi ích của Thẻ điểm cân bằng (BSC) được đánh giá cao đó là cải thiện truyền thống doanh nghiệp, bao gồm cả truyền thống bên ngoài và truyền thống bên trong.
Phương pháp BSC không chỉ giúp đối tác và nhân viên hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn có ấn tượng với từng ưu điểm, nhược điểm, … của các thước đo bạn đang thực hiện.
Như bạn cũng biết, trong một doanh nghiệp, việc tổ chức và điều phối nhân lực, thời gian, tài chính, … cho các chiến lược kinh doanh là vô cùng quan trọng.
Trong đó, Thẻ điểm cân bằng (BSC) giúp các công ty điều chỉnh cơ cấu bộ máy sao cho phù hợp nhất với mục tiêu chiến lược đã đề ra. Để thực hiện kế hoạch tốt nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả các đơn vị, phòng ban, …. đều hướng tới một mục tiêu chung.
Thẻ điểm cân bằng (BSC) còn có thể được sử dụng để thiết kế các báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh gọn hơn với các nội dung tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất.
Khi áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC), doanh nghiệp có thể thiết kế các chỉ số hiệu suất chính cho những mục tiêu chiến lược khác nhau. Qua đó, đảm bảo tổ chức đang đo lường những gì thực sự quan trọng.
Thẻ điểm cân bằng (BSC) sẽ là một công cụ quản trị khá tốt trong doanh nghiệp nếu biết cách áp dụng hợp lý. Vậy sử dụng BSC như thế nào để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp?
Nếu bạn thực hiện đo lường mọi thứ nhưng không phải từ góc độ chiến lược, nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian và công sức của chính mình. Vậy nên, nếu doanh nghiệp của bạn đang có quá nhiều dữ liệu cần đưa vào BSC, hãy bắt đầu bằng việc xác định rõ chiến lược và đặt nó lên một trang giấy.
Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tư duy về cách đặt những dữ liệu của doanh nghiệp vào Thẻ điểm cân bằng (BSC). Bạn có thể tham khảo quy trình đặt dữ liệu vào BSC như sau:
- Giới hạn số lượng các yếu tố mục tiêu trong BSC. Chỉ nên để khoảng 10 - 15 mục tiêu cho tổng toàn bộ 4 thước đo. Bởi nếu quá nhiều, doanh nghiệp có nguy cơ bị mất tập trung vào hệ thống chiến lược cốt lõi.
- Chuẩn bị sẵn những câu hỏi cho từng yếu tố mục tiêu trước mỗi cuộc họp. Đừng quên nhấn mạnh vào tình trạng của các con số có thể đo lường được.
- Tổng hợp tài liệu của tất cả các yếu tố mục tiêu cùng các câu hỏi và gửi tới nhân viên 1-2 ngày trước khi diễn ra cuộc họp. Bên cạnh đó, yêu cầu họ nghiên cứu nghiên cứu trước.
- Đưa ra quyết định trong các cuộc họp đánh giá chiến lược kinh doanh. Đồng thời, ghi lại các quyết định này và nghiêm túc nhắc nhở mỗi cá nhân chịu trách nhiệm với nó.
Để đánh dấu các yếu tố mục tiêu khác nhau, bạn có thể quy ước một hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc. Ví dụ:
Nếu Thẻ điểm cân bằng (BSC) là công cụ quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá thì KPI chính là công cụ quản lý hiệu suất. Mục đích là giao trách nhiệm cho nhân viên và đánh giá xem họ đã làm theo đúng chiến lược đó hay chưa. Một nhà quản trị thông thái sẽ lựa chọn sử dụng đồng thời BSC và KPI.
Tương ứng với mỗi mục tiêu, hãy đặt ra các KPI tương ứng. KPI càng sát với tình hình thực tế mà bạn đo lường và đánh giá thì hiệu quả càng rõ rệt. Dựa theo đánh giá KPI định kỳ, doanh nghiệp sẽ xác định được khoảng cách giữa hiệu suất làm việc thực tế của doanh nghiệp và mục tiêu đã đặt ra. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh sao cho hợp lý.
Nên sử dụng mũi tên 1 chiều để kết nối và thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Bạn có thể linh hoạt kết nối hai mục tiêu trong cùng thước đo, gom 2 mục tiêu lại thành nguyên nhân của một mục tiêu khác hay một mục tiêu dẫn tới hai mục tiêu khác, … Miễn là không mục tiêu nào đứng riêng một mình.
Thực hiện theo đúng chiến lược của Thẻ điểm cân bằng (BSC) chính là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất mang lại thành công cho doanh nghiệp. Những phải làm sao để áp dụng cho hợp lý để mang lại hiệu quả? Tham khảo bài viết này nhé!
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More
Từ lâu, nhân sự đã được đánh giá là một trong những bộ phận quan… Read More
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, các… Read More
Trong môi trường làm việc hiện đại, việc đánh giá nhân viên không chỉ là… Read More
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc… Read More