Cấu trúc của Thẻ điểm cân bằng BSC là gì? Và mối quan hệ giữa những thước đo này như thế nào? Cùng Blognhansu “làm sáng tỏ” trong bài viết này nhé!
“BSC (Thẻ điểm cân bằng) là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh”.
Giải thích rõ hơn về khái niệm BSC là gì, đây là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra.
Ý nghĩa của “balanced” (cân bằng) trong BSC thể hiện ở việc cân đối các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tài chính và các yếu tố phi tài chính, các chi tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả hay các hoạt động hướng ra xã hội và các hoạt động được thực hiện cho nội bộ.
Câu trúc của BSC là gì? Mô hình BSC (Thẻ điểm cân bằng) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả, năng suất hoạt động doanh nghiệp. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có sự liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đặt ra từ trước.
Với thước đo này, BSC giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận thu về, lợi tức đầu tư, tốc độ tăng trưởng doanh thu, … Mặc dù không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo đếm được ngay sau khi thực hiện nhưng chúng là sự xác nhận cho hiệu quả của hoạt động đó.
Giai đoạn trước, doanh nghiệp dùng một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động đó là số tiền thu/kiếm được. Con số này lớn có nghĩa là doanh nghiệp đang rất ổn, còn ngược lại đồng nghĩa với nguy cơ sụp đổ doanh nghiệp.
Nhưng BSC là gì trong thời hiện đại, tài chính không còn là thước đo duy nhất mà bạn cần quan tâm nữa. Chúng chỉ là một phần nhỏ trong quy trình tổng thể. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể thu về rất nhiều tiền nhưng vẫn tồn tại các rủi ro gây phá sản.
Sự hài lòng của khách hàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Tại sao? Bởi chính họ là người sẽ tạo nên doanh thu của cả hiện tại và tương lai. Thước đo của BSC là gì nhằm trả lời câu hỏi: khách hàng đang thấy doanh nghiệp như thế nào? Từ đây, bạn dễ dàng đưa ra các mục tiêu và kế hoạch thực hiện tập trung vào độ hài lòng của khách hàng.
Để có được nhận định chính xác về quan điểm đánh giá của khách hàng, doanh nghiệp có thể dựa vào bộ khung các câu hỏi sau:
Rõ ràng nội bộ chính là một phần không thể thiếu trong tổ chức. Một doanh nghiệp hoạt động trơn tru phải nhờ vào quá trình làm việc và vận hành của đội ngũ nhân viên. Thước đo quá trình hoạt động nội bộ dựa trên BSC là gì giúp doanh nghiệp tự đánh giá, rà soát và rút ra bài học.
Nói cách khác, thước đo quá trình nội bộ giúp đo lường chỉ số trong quá trình trọng tâm trong doanh nghiệp. Ví dụ như hiệu suất, tỉ lệ sai sót, thời gian chu trình, … Bên cạnh đó, thước đo này còn bao gồm năng lực hoạt động, thời gian phản hồi đơn hàng, thay đổi kỹ thuật.
Doanh nghiệp cần rà soát thường xuyên các quy trình nội bộ để phân loại đâu là bộ phận đã làm tốt và đưa là điều chưa phù hợp. Tiếp theo, hay đưa nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng của quá trình hoạt động nội bộ vào trở thành một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vậy BSC là gì, bạn đã hiểu chưa?
Một trong những yếu tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp đó là chất lượng nguồn nhân lực và công cụ hỗ trợ làm việc. Đặc biệt là không có con số cụ thể và giới hạn nào cho thước đo này. Mọi nhân tố đều có thể học tập, trau dồi tốt hơn song hành với sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ. BSC là gì trong thước đo này?
Bạn hãy xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan tới năng lực, năng suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Và chắc chắn bạn sẽ nhận được lời giải cho bài toán: Làm thế nào doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất và tạo ra giá trị nhiều nhất?
Khi xây dựng BSC là gì trong những ngày đầu tiên, 4 thước đo kể trên độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ quả một số tiêu chí trong đó. Nhưng trên thực tế, chúng đều quan trọng như nhau và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.
Dựa trên mô hình, quy trình hoàn thiện các thước đo trong Thẻ điểm cân bằng (BSC) được thực hiện từ dưới lên trên (hoặc có thể từ trên xuống dưới). Nghĩa là mỗi thành phần trong mô hình được hoàn thiện bởi một hoặc nhiều mô hình trước đó.
Chẳng hạn, doanh nghiệp tập trung đào tạo nhân viên và xây dựng nền văn hóa chia sẻ hiện đại (thước đo học tập & phát triển), và hoạt động năng suất hơn (thước đo quá trình hoạt động nội bộ). Nhờ nền tảng nội bộ bền vững, doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra giá trị và chăm sóc khách hàng tốt hơn (thước đo khách hàng).
Một khi khách hàng cảm thấy hài lòng thì chắc chắn họ sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn doanh thu và lợi nhuận tuyệt vời. BSC là gì với 4 yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, từng yếu tố mục tiêu trong 4 thước đo cũng có thể có mối quan hệ nhân - quả với nhau. Ví dụ: trong thước đo tài chính, việc giảm chi phí và tăng doanh thu đều dẫn tới một mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận.
BSC là gì? BSC là một công cụ quản trị mạnh mẽ để cải thiện tình hình hiện tại trong doanh nghiệp và định hướng các chiến lược quan trọng và khả thi.
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian trở thành tài sản quý giá mà ai… Read More
Một trong những mong muốn của Cường trong cuộc sống là làm sao để tri… Read More
Khi đi tư vấn và đào tạo xây dựng hệ thống QTNS, tôi luôn gặp… Read More