Là một vị trí nhân sự mang tính chiến lược trong tổ chức, HRBP là ai và họ đang làm gì để giúp công ty phát triển. Trong bài viết hôm nay, cùng Blognhansu tìm hiểu xem HRBP là gì và nhiệm vụ trong doanh nghiệp nhé!
HRBP là viết tắt của cụm từ “Human Resource Business Partner”, nghĩa là Nhân sự - đối tác kinh doanh. Đây là một vị trí cấp cao trong bộ phận Nhân sự với nhiệm vụ tối ưu các hoạt động nhân sự để hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
Năm 1997, Dave Ulrich đã giới thiệu cụm từ HRBP trong cuốn sách “Human Resource Champions”. Ông đã đề cập tới khái niệm “Nhân sự - đối tác kinh doanh”, nằm trong 3 chức năng quan trọng của Nhân sự. Dưới đây là mô hình tổng thể về chức năng của Nhân sự trong một tổ chức:
+ Bộ phận Center of Excellence: nhóm nhỏ các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về nhân sự với nhiệm vụ đưa ra giải pháp nhân sự vượt trội.
+ Bộ phận Shared Service Center: bộ phận cần số lượng nhân lực lớn nhất với các nhiệm vụ HR cơ bản và quan trọng như tuyển dụng, C&B, hành chính, …
+ Bộ phận Embedded HR: cách gọi khác của HRBP với nhiệm vụ liên kết chiến lược giữa nhân sự cùng các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
Thực chất, HRBP là một chuyên viên HR được “tự do” khỏi các nhiệm vụ hành chính thông thường. Hiểu đơn giản, thay vì làm việc như một người cung cấp dịch vụ nhân sự, họ đảm nhận các nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược đối với tổ chức.
Nhìn lại năm 2019 - 2020 - thời kỳ đại dịch COVID-19 với những thay đổi khi quá trình tuyển dụng bị đình trệ, ứng viên trì hoãn onboarding, hiệu quả giao tiếp với các bên đối tác bị suy giảm.
Đứng trước bối cảnh như vậy, HR vẫn phải duy trì những vai trò hành chính thuần túy để đảm bảo tổ chức vận hành trơn tru. Tuy nhiên, một HRBP được kỳ vọng sẽ đưa ra và phát triển các chiến lược thích ứng với thay đổi như:
- Xây dựng quy trình quản lý nhân viên làm việc từ xa, không đến công ty.
- Áp dụng onboarding online cho nhân viên mới.
- Triển khai các công nghệ nhân sự phù hợp để thúc đẩy phương án kinh doanh ứng phó của doanh nghiệp.
Đối với vị trí HRBP, kỹ năng tư duy chiến lược và xử lý khủng hoảng là vô cùng quan trọng, nên được “mài dũa” thành bản năng. Dù trong thời điểm nào, HRBP vẫn sẽ có cả năng lực và nguồn lực để chủ động ứng phó và đưa ra những tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp.
Nhân viên là nguồn lực không thể thiếu của tổ chức và sự thiếu hụt của các chuyên gia hiện nay là một trong những thách thức lớn đối với nhân sự. HRBP được trang bị tầm nhìn chiến lược để làm cho các quá trình tuyển dụng trở nên hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, vị trí HRBP còn quản lý việc giữ chân nhân viên dựa trên cơ sở dữ liệu phân tích về con người. Nếu nhìn tổng quan, tỷ lệ nghỉ việc cao là nguyên nhân tạo ra một trong những khoản chi phí chính trong hầu như các doanh nghiệp.
Khi nhân sự phù hợp đã được tuyển dụng, nhiệm vụ của HRBP là đảm bảo rằng họ luôn đi đúng hướng và giúp tổ chức phát triển. Do đó, HRBP cần đưa ra các sáng kiến đào tạo và phát triển chuyên môn dành cho các quản lý và nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và có lộ trình phát triển rõ ràng, tỷ lệ nghỉ việc sẽ giảm đi.
Doanh nghiệp nào cũng có chính sách đánh giá hiệu suất và bổ nhiệm riêng. Nhưng câu chuyện làm thế nào cho đúng là bài toán đau đầu không của hầu như mọi doanh nghiệp. Thực tế, không dễ để mọi thứ trở nên công bằng và minh bạch, bởi vì giữa doanh nghiệp và người lao động tồn tại các góc nhìn và lượng thông tin tiếp cận khác nhau.
Là một chuyên gia HRBP, bạn có nhiệm vụ đưa văn hóa doanh nghiệp từ bản kế hoạch vào thực tế nội bộ tổ chức và đảm bảo nó hỗ trợ sự phát triển của tổ chức. Ngoài ra, nhiệm vụ của HRBP còn là quảng bá văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu tuyển dụng với công chúng. Đây là điều cần thiết và mang tính chiến lược nếu bạn muốn thu hút những người tài về cho tổ chức.
Vai trò của HRBP là cầu nối liên hệ trực tiếp giữa quản lý điều hành và bộ phận nhân sự. Họ sẽ làm việc với dữ liệu và các công cụ quản lý để hỗ trợ ban điều hành trong các quyết định mang tính chiến lược như:
+ Cần chính sách điều chỉnh nhân lực như thế nào để đảm bảo sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng?
+ Cần tuyển dụng vị trí nào để hỗ trợ chiến lược kinh doanh mới?
+ Những kỹ năng nào còn thiếu trong đội ngũ tổ chức để duy trì lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh?
+ Công nghệ nào sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chuyển đổi số quy trình tuyển dụng hay đào tạo nhân sự?
HRBP có thể còn xa lạ với bạn nhưng với những người làm nhân sự đây là vị trí mà họ luôn muốn hướng tới. Mong rằng với bài viết này bạn đã hiểu hơn về HRBP và cách họ giúp công ty phát triển. Hẹn gặp trong những bài viết tiếp theo nhé!
Microsoft xây dựng bộ quy tắc riêng về tiền thưởng nhằm giữ chân những nhân… Read More
Ý tưởng xin việc độc đáo của Song Jiale, 21 tuổi đã gây bão mạng… Read More
Trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường lao động hiện nay, việc đầu tư… Read More
AI ngày càng được ứng dụng nhiều. Thân mời cả nhà đọc câu hỏi này… Read More
🇻🇳HỎI🇻🇳 I. Tôi có 2 vị trí cần tuyển dụng: 1 nhân sự cho vị… Read More
Người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm bao nhiêu tiền? Tiền… Read More