Mô hình OGSM đã được áp dụng và vận hành hiệu quả bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Coca Cola, Honda, P&G, … OGSM là một công cụ truyền thống và công thức hoạch định chiến lược hiện đại giúp doanh nghiệp có thể quản trị mục tiêu hiệu quả. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu về cách thức thiết lập OGSM nhé!
OGSM là một công cụ hay phương pháp hoạch định, triển khai và kiểm soát chiến lược cũng như các hành động cho một công ty hoặc một tổ chức xác định.
Cụm từ OGSM được giải nghĩa cụ thể như sau:
O (Objective - Mục tiêu): Mục tiêu chính đưa ra câu hỏi tổ chức đang hướng tới và muốn đạt được điều gì? Đó là những mục tiêu dài hạn hoặc mục tiêu mang tính định hình. Các mục tiêu này thường xuất phát từ chính tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
G (Goals - Đích ngắm): Các đích ngắm này thường cụ thể, rõ ràng, mang tính định lượng và yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
S (Strategies - Chiến lược): Cần phải xác định chiến lược nào là cần thiết và quan trọng để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Số lượng chiến lược cần thực hiện để đạt được “goals” sẽ không quá 5 chiến lược.
M (Measurements - Thước đo): Để có thể xác định được mức độ hoàn thành mục tiêu, doanh nghiệp cần có những tiêu chí đo lường cơ bản như số lượng, doanh thu, thời gian, năng suất, …
Nhìn chung, mô hình OGSM giúp các doanh nghiệp xây dựng một bản mô tả chiến lược hoặc hành động một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Từ đó, việc triển khai, đánh giá và điều chỉnh mục tiêu cũng trở nên dễ dàng hơn.
OGSM là một mô hình được sử dụng phổ biến nhưng nhiều người vẫn dễ nhầm lẫn giữa mục tiêu và đích ngắm. Ví dụ, trong mô hình OGSM, nếu như mục tiêu là leo lên đỉnh núi thì đích ngắm là vượt qua vách núi.
Bên cạnh đó, khi xác định mục tiêu, một điều đặc biệt quan trọng là phải tư duy rộng và dài hạn (think big and think long term). “Tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp đến đâu thì doanh nghiệp có thể đi xa đến đó” nghĩa là tầm nhìn của nhà quản trị đến đâu sẽ được phản chiếu cụ thể ngay từ việc thiết lập yếu tố mục tiêu trong OGSM.
Ưu điểm của OGSM là dễ thực hiện trong doanh nghiệp. Không cần bất kỳ phần mềm hay kỹ thuật đặc biệt nào mà nhà quản trị chỉ cần một trang giấy duy nhất. Điều quan trọng nhất để thành công trong quá trình lập kế hoạch OGSM là đảm bảo bạn xác định cẩn thận và chính xác các yếu tố OGSM: mục tiêu, đích ngắm, chiến lược và thước đo.
(+) Mục tiêu: cần phải thống nhất các nguyên tắc cơ bản và tuyên bố sứ mệnh của tổ chức. Mục tiêu nên được diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn và có tính thử thách dành cho doanh nghiệp.
(+) Đích ngắm: các đích cụ thể này phải có thể đo lường được qua tiêu chí SMART và sẽ có cơ sở tài chính.
(+) Chiến lược: tập trung vào một số chiến lược nhất định và các chiến lược nên linh hoạt, dễ điều chỉnh. Chiến lược cũng phải sử dụng các từ có trọng tâm và được viết rõ ràng, tập trung vào tăng trưởng, năng suất và nhân lực.
(+) Thước đo: các chỉ số đo lương cần gắn kết chặt chẽ với chiến lược và chỉ nên chọn 3-5 chỉ số then chốt. Việc lựa chọn sai hoặc quá nhiều chỉ số cũng sẽ khiến bạn mất tập trung và thiếu hiệu quả.
Tất cả các giai đoạn của mô hình nên điều chỉnh một cách khoa học để mọi nỗ lực của bạn nhất quán và quay trở lại hỗ trợ mục tiêu tổng thể.
Một kế hoạch OGSM thường sẽ kéo dài trong 3-5 năm cùng hoạt động đánh giá và điều chỉnh sau 6 tháng đến 1 năm. Một đề nghỉ khác dành cho nhà quản trị là sử dụng OGSM như một bản kế hoạch kinh doanh một năm. Với các đích ngắm được xem xét hàng quý và các chiến lược, thước đo được xem xét hàng tháng, nhằm thích ứng với những thay đổi của thị trường.
Các yếu tố trong OGSM có thể được cập nhật theo cách thủ công hoặc tự động bằng cách sử dụng các công cụ phần mềm.
Tuy vậy, trong doanh nghiệp có quy mô và hiện đại, với hàng trăm mục tiêu lớn nhỏ được thiết lập mỗi tháng và việc điều chỉnh được thực hiện liên tục, cập nhật theo phương pháp thủ công đã không còn phù hợp. Và sự hỗ trợ của công nghệ trong quản trị mục tiêu dần trở thành nhu cầu tất yếu.
Không giống như hầu hết các lý thuyết hay công cụ quản trị khác, OGSM là một công cụ lý tưởng bởi cách nó “đơn giản hoá” công việc quản trị mục tiêu. Mong rằng bài viết về mô hình OGSM này mang lại nhiều giá trị với bạn. Nếu đang cân nhắc áp dụng OGSM thì đừng bỏ qua “câu chuyện” hôm nay nhé!
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More