OKR là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong quản lý doanh nghiệp, hướng đến mô hình quản trị mục tiêu hiệu quả được nhiều nhà quản lý ứng dụng. Vậy cụ thể OKR là gì? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu về phương pháp quản trị này trong bài viết hôm nay nhé!
OKR hay “Objectives and Key Results” là một phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.
Phương thức tiếp cận độc đáo OKR là gì được phát triển bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970 và John Doerr tiếp tục kế thừa và phổ biến phương pháp này tại Google. Hiện nay, OKR đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều tập đoàn, công ty công nghệ như Google, Twitter, Zynga, LinkedIn, …
OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi:
Objective được hiểu là mục tiêu của công ty, phòng ban hoặc cá nhân. Trong khi đó, Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức cho tới từng cá nhân, tạo ra sự liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung chí hướng.
Khái niệm KR trong OKR là gì tương đối giống với KPI do cùng được dùng để đo lường kết quả. Tuy nhiên, KR và KPI khác biệt ở điểm:
Thứ nhất, KPI và KR đều được đo lường bằng số nhưng kết quả then chốt trong KR thường là tham vọng bạn muốn đạt được. Hiểu đơn giản, KR là cầu nối giữa tham vọng và thực tế. Còn KPI sẽ đo lường chính xác kết quả của đầu ra hay một công đoạn của quy trình.
Thứ hai, KPI thường là số liệu chính xác tuyệt đối, chẳng hạn như doanh số, điểm số hài lòng của khách hàng, tỷ lệ sản phẩm lỗi, … Trong đó, KR không dễ dàng đo lường chính xác, đòi hỏi phải có định nghĩa kết quả thế nào: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, … Nhưng những định nghĩa đó đôi khi mang tính chủ quan.
Thứ ba, KPI thường cố định và ít thay đổi trong thời gian dài. Với KR, chỉ số này có thể tồn tại trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ xuất hiện một lần duy nhất.
Chính vì sự khác nhau này, OKR hay được áp dụng trong các vị trí sáng tạo như vị trí lập trình tại các công ty công nghệ. KPI lại được sử dụng trong các vị trí truyền thống như bán hàng, sản xuất, …
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp dùng cả hai chỉ số KPI và KR. Chẳng hạn, KPI áp dụng tại các vị trí truyền thống và KR áp dụng tại các vị trí sáng tạo. Đôi khi, ở một số vị trí, việc đo lường được thực hiện bằng cả KPI và KR.
Nhìn chung, OKR và KPI đều là công cụ Quản trị hiệu suất. Tuy vậy, OKR thường gắn liền với Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của Quản trị hiệu suất truyền thống.
Vậy nguyên lý hoạt động của OKR là gì? Điểm khác biệt của OKR so với các nguyên tắc quản lý mục tiêu khác là dựa trên hệ thống niềm tin:
OKR hỗ trợ hoạt động quản trị của doanh nghiệp thông qua 6 lợi ích chính. Cụ thể:
# Liên kết nội bộ chặt chẽ: Như bạn cũng biết, OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của tổ chức. Từ đây, đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.
# Tập trung vào những vấn đề thiết yếu: Mô hình OKR là gì sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức giúp công ty và nhân viên ưu tiên những mục tiêu hàng đầu của công ty.
# Gia tăng tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hóa minh bạch cho công ty. Vậy nên, các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân hay phòng ban.
# Trao quyền tới nhân viên: Nếu nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác. Đồng thời, tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả, hiệu suất công việc.
# Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Dựa vào các chỉ số, OKR sẽ phản ánh các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện bao nhiêu % mục tiêu đã đặt ra.
# Đạt kết quả vượt bậc: Lợi ích của OKR là gì? OKR cho phép người quản lý, lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp doanh nghiệp đạt kết quả ấn tượng.
Mô hình OKR trong doanh nghiệp được minh họa trong hình dưới đây:
Có thể thấy, trong mô hình OKR, mục tiêu cá nhân và phòng ban được kết nối với mục tiêu cấp cao của công ty thông qua kết quả đo lường. Nói cách khác, mục tiêu của mỗi cấp độ sẽ được dựa trên Objective và Key Result của caaos độ cao hơn.
OKR cấp độ công ty luôn được chú trọng nhất. Tiếp theo là OKR cấp độ bộ phận và phòng ban sẽ là ưu tiên của phòng ban đó (thay vì phòng ban chỉ thực hiện hàng loạt các OKR cá nhân). Cuối cùng, OKR cấp độ cá nhân thể hiện công việc mà cá nhân đó sẽ tập trung hoàn thành.
Vừa rồi là những thông tin cơ bản về phương pháp quản trị OKR phổ biến hiện nay. Nếu chưa biết OKR là gì thì mong rằng bài viết này đã giải đáp cụ thể cho bạn. Hẹn gặp trong những bài viết sau về chủ đề OKR thú vị này nhé!
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More
Từ lâu, nhân sự đã được đánh giá là một trong những bộ phận quan… Read More
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, các… Read More
Trong môi trường làm việc hiện đại, việc đánh giá nhân viên không chỉ là… Read More
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc… Read More