Thưa các anh chị.
Có lẽ KPI nhiều anh chị, đặc biệt anh chị CEO, anh chị HR nghe vừa quen vừa lạ. Bao nhiêu người trong số chúng ta đã thành công trong việc thiết lập và vận hành hệ thống chỉ số đo lường KPI? Hay vẫn loay hoay, làm nhưng không thành công, làm nhưng chưa tới? Hay thậm chí một số doanh nghiệp làm mà cán bộ nhân viên đánh giá như một trò hề. Để rồi vác lấy cái thất bại mang về cho tổ chức?
Nghe KPI thì có vẻ vừa lạ vừa quen. Quen bởi vì KPI du nhập vào Việt Nam lâu rồi, nhiều doanh nghiệp áp dụng rồi. nhưng lạ là ở chỗ nhiều doanh nghiệp áp dụng rồi mà sao doanh nghiệp mình vẫn thất bại, hoặc hoạt động không hiệu quả khi áp dụng nó vào quản trị doanh nghiệp.
KPI là công cụ đo lường để đo kết quả mà chúng ta đặt mục tiêu. Vậy mục tiêu là gì? Mục tiêu là kết quả mà tương lai chúng ta muốn hướng đến. Và để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần phải có hành động. Vậy làm thế nào để chúng ta biết được những hành động của chúng ta đang đi đúng hướng và chúng ta đang đi nhanh hay chậm, thì chúng ta nghĩ tới 1 chỉ số đo lường nào đó, và đó là KPI.
Nhiều doanh nghiệp gặp phải trường hợp, KPI nhân viên đạt nhưng mục tiêu của doanh nghiệp không đạt, bởi vì chúng ta không phân rã mục tiêu từ trên xuống, gắn liều mục tiêu của nhân viên với mục tiêu của tổ chức, của doanh nghiệp.
Nhung xin giả sử 1 công ty trong lĩnh vực thực phẩm, lãnh đạo đưa ra 1 chiến lược đó là kế hoạch 2 năm sau, công ty chúng ta sẽ mở được 1000 điểm bán mới.
Chiến lược được ban hành xuống, ông Giám đốc điều hành về nghĩ ngợi, về lập kế hoạch, tổng hợp số liệu, tình hình thực tế của công ty. Rồi một ngày đẹp trời lên báo cáo. Báo cáo anh, để 2 năm sau công ty mở được 1000 điểm bán mới thì tình hình công ty chúng ta hiện có như thế này, điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức trong những năm tiếp theo của chúng ta như thế này, và để đạt được mục tiêu mở 1000 điểm bán mới trong 2 năm thì em cần: 1. Tài chính, mỗi điểm bán mới em cần tài chính là X đồng; em cần Y cán bộ nhân viên với kinh nghiệm là như thế này; em cần hệ thống cơ sở hạ tầng như thế này với thời hạn thực hiện là như thế này.
Xong tầng thứ 1, và từ tầng thứ 1 nhất, có chỉ số rồi mới phân xuống các phòng ban. Ví dụ: với yêu cầu cần Y cán bộ nhân viên với kinh nghiệm như thế này. Thì là ai, ai sẽ chịu trách nhiệm ạ? Tất nhiên là trưởng phòng nhân sự rồi. Và khi nhận được yêu cầu này, thì trưởng phòng Nhân sự mới lập kế hoạch, để đạt được mục tiêu Y nhân viên mới với trình độ như vậy, thì cần làm gì? Đào tạo nhân viên cũ không đủ trình độ để đạt trình độ như mục tiêu chiến lược yêu cầu. Tổ chức tuyển dụng nhân viên mới.
Và thế là, mục tiêu chiến lược lại được phân rã xuống vị trí nào? Vị trí đào tạo và tuyển dụng.
Vậy là các bạn nhân viên đào tạo và tuyển dụng cũng sẽ lập kế hoạch tương ứng với deadline mà trưởng phòng đưa ra. Trưởng phòng sẽ căn cứ vào đó để theo dõi và điều chỉnh.
Vậy là có KPI cho từng vị trí, KPI cho phòng rồi.
Cứ làm tuần tự như vậy, thì có gì khó khi thiết lập chỉ số đo lường KPI đâu nhỉ?
Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi… Read More
Tình huống: "Hiện em đang làm HR cho một nhà máy ở tỉnh của một… Read More
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More
Làm HR có thể không biết đối thủ nhưng HRM và HRD thì với tôi,… Read More
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More