Trong yêu cầu tuyển dụng của các phòng ban luôn luôn có một hạng mục được coi là khá quan trọng, đó là hạng mục yêu cầu kinh nghiệm.
Tại sao cùng 1 vị trí, cùng làm 1 công việc mà lại đòi hỏi số năm kinh nghiệm khác nhau. Ở đây Nhung xét trên các yếu tố về độ khó công việc như nhau nhé.
Nhung đã từng tư vấn cho 1 công ty được anh sếp nọ chia sẻ. Vị trí nhân viên kế toán trong công ty, chị kế toán trưởng trước kia chỉ yêu cầu là tuyển nhân viên mới ra trường, hoặc 1 năm kinh nghiệm là được. Nhưng chị kế toán hiện tại lại yêu cầu tuyển cho chị ý nhân viên phải từ 2 năm kinh nghiệm trở lên cơ. Theo các bạn tại sao lại cùng 1 vị trí, cùng 1 công việc, trong 1 bối cảnh giống nhau mà yêu cầu của 2 chị kế toán trưởng lại khác nhau?
Như vậy, yếu tố thứ nhất để lựa chọn số năm kinh nghiệm phụ thuộc vào quan điểm, trình độ của người quản lý công việc đó.
Nhung sang công ty khác, chị sếp nọ gặp trường hợp tương tự, 2 năm trước chị cần bạn tối thiểu 2 năm kinh nghiệm cho vị trí đó, nhưng giờ chị chỉ cần bạn mới ra trường thôi Nhung ạ bởi vì sau khi hệ thống quá quy trình, tự động hóa các bước, bạn ý chỉ cần nhập đúng dữ liệu vào đúng cái ô đó là được.
Ồ, để lựa chọn số năm kinh nghiệm phụ thuộc vào hệ thống của công ty. Nếu công ty chưa có hệ thống chuẩn thì trong thời gian tiêu chuẩn hóa hệ thống chúng ta sẽ cần những cán bộ công nhân viên tay nghề cao, trình độ cao để từ từ xây dựng, tiêu chuẩn hóa hệ thống. Khi hệ thống đã được tiêu chuẩn hóa rồi thì yêu cầu kinh nghiệm để hoàn thành công việc vị trí đó cũng giảm bớt đi.
Công việc đã được cải tiến kết hợp con người đã chuyển giao tri thức đã biến đổi từ công việc phức tạp thành công việc giản đơn.
Nhung muốn tuyển dụng một bạn A ở vị trí X, nhưng job này mãi không hoàn thành. Bắt đầu tìm hiểu sâu hơn thì hóa ra đây là một ngành mới, số lượng đào tạo đầu ra một năm không nhiều. Vậy là Nhung phải hạ tiêu chuẩn số năm kinh nghiệm xuống, chấp nhận từ 1 năm kinh nghiệm thành mới ra trường.
Ví dụ vị trí nhân viên an toàn lao động, khoảng chục năm về trước chỉ có trường đại học Công đoàn và đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành nghề này với số lượng mỗi khóa chỉ từ 50 – 80 sinh ra viên trường/năm/trường trong khi đó nhu cầu về vị trí này ở các công ty xây dựng, công ty sản xuất rất cao.
Như vậy, để lựa chọn số năm kinh nghiệm nó còn phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của thị trường.
Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung
Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More
Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More