Cường thấy bài này hay quá nên share để anh chị em ta cùng đọc.
Kiến thức tài xế (Chauffeur knowledge)
Rolf Dobelli trong cuốn "The Art of Thinking Clearly" có kể câu chuyện thú vị sau:
"Max Planck là nhà vật lý người Đức đoạt giải Nobel Vật lý năm 1918 nhờ vào lý thuyết lượng tử. Sau khi đoạt giải ông được mời đi diễn thuyết khắp nơi. Ở đâu ông cũng diễn thuyết giống nhau về cơ học lượng tử. Dần dần người tài xế đi với ông học thuộc nhập tâm. Một hôm người tài xế gợi ý với Planck đại ý là thật là buồn tẻ khi diễn thuyết y chang nhau. Lần sắp tới tại Munich cả hai sẽ đổi vai. Planck ngồi phía trước giả làm tài xế, còn tài xế đứng trên bục giảng.
Ngày hôm ấy rất đông khách há hốc mồm ngồi nghe tài xế của Planck thuyết trình. Đến lúc, một giáo sư vật lý đặt câu hỏi, người tài xế trả lời “Tôi thật không ngờ một người tại thành phố tân tiến như Munich lại có thể đặt câu hỏi đơn giản như thế. Hãy để tài xế tôi trả lời!”
Theo Charlie Munger, tỷ phú, một trong những nhà đầu tư giỏi nhất thế giới, có hai loại kiến thức: Một là, kiến thức thực tế. Chúng ta thấy điều đó ở những người đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hiểu một chủ đề; Hai là, "kiến thức tài xế" do lượm lặt, hời hợt từ nhiều nguồn, khái niệm "đồ thuyết" (nghe người ta nói thế và nói theo như đúng rồi). Kẻ có "kiến thức tài xế" được phú cho một giọng nói tuyệt vời, một ngoại hình đẹp, khả năng hùng biện nhưng kiến thức mà họ có không phải của họ vất vả, nỗ lực nắm bắt. Họ quay cuồng với những từ ngữ hùng hồn (AI, Big Data, Chuyển đổi số, CMCN 4.0,...) như thể đang đọc từ một kịch bản, bằng một giọng văn nghị quyết. Thật không may, việc tách biệt kiến thức thực sự khỏi "kiến thức tài xế" ngày càng trở nên khó khăn.
Chúng ta có thể dùng "kiến thức tài xế" để tán gẫu lúc trà dư tửu hậu, chém gió trà chanh. Tuy nhiên, chúng ta sống bằng kiến thức thật của mình, bằng trí tuệ của mình. Bi kịch của cuộc đời là ta dùng "kiến thức tài xế" để kiếm sống và sống chứ không phải kiến thức thật, bằng trí tuệ của mình, lừa người và quay lại lừa chính bản thân mình. Những hạng người mà Nassim Taleb mắng là "the Intellectual Yet Idiot" (Trí thức mà vẫn ngu).
Rolf Dobelli gợi ý cách phân biệt:
"Các chuyên gia chân chính nhận ra giới hạn của những gì họ biết và những gì họ không biết. Nếu điều tìm hiểu nằm ngoài vòng năng lực của mình (Circle of Competence), họ sẽ giữ im lặng hoặc chỉ đơn giản nói: 'Tôi không biết.'"
Đằng này cái gì cũng am hiểu, cái gì cũng có ý kiến, cái gì cũng phản biện. 🙂 Tình trạng "nói hay hơn làm" ở Việt Nam là phổ biến. Thầy tồi nhiều hơn thợ giỏi. Tất nhiên thầy giỏi vẫn có nhưng hiếm và cũng ít ồn ào, họ bị lấn át bởi những "trí thức tài xế" đang hùng biện ngoài kia.
Vấn đề là cần thực học và tự tri, nỗ lực hết mình truy cầu tri thức, cần tránh những ảo tưởng về tri thức mình nắm giữ, thật sự cầu thị và luôn nhớ một câu nổi tiếng của nhà vật lý đạt giải Nobel:
“The first principle is that you must not fool yourself and you are the easiest person to fool.” - Richard Feynman
Nguồn: anh Đào Trung Thành
Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More
Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More