Đội ngũ kế thừa, bạn ở đâu?

Doanh nghiệp là ngành nghề đặc thù đang loay hoay với việc một lãnh đạo sắp nghỉ hưu, nên tuyển mới thế vào vị trí đó hay là backup người từ phía dưới lên. Tuyển mới thì khó do đây là ngành nghề đặc thù, mà tuyển vào chưa chắc họ đã phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Backup người từ dưới lên thì chưa chọn được ai trong số hàng chục người phía dưới. Giải bài toán này như thế nào?

Hiện tại rất nhiều doanh nghiệp đã và đang quan tâm đến đội ngũ kế thừa của doanh nghiệp, vậy đội ngũ kế thừa của doanh nghiệp cần những yếu tố nào.

  1. Sự tham vọng.

Mặc dù trong hàng chục cấp dưới, những người đó đều hoàn thành công việc của mình. Đều được đánh giá cao nhưng việc có tham vọng rất quan trọng. Bạn đã bao giờ tự hỏi có những người cả đời chỉ làm việc tại 1 vị trí dù chuyên môn của họ rất cao chưa? Người kế thừa này phải là người có tham vọng – tham vọng làm quản trị. Có tham vọng thì họ mới say mê với nó, mới hết mình tìm tòi để xem vị trí đó đang làm gì, làm như thế nào, những vấn đề họ giải quyết ra làm sao.

  1. Thông minh: một người làm quản trị làm sao không thông minh được chứ? Người làm quản trị sẽ quản lý con người, quản lý công việc. Là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức.
  2. Khả năng phân tích và giao tiếp: bạn có thể tưởng tượng một lãnh đạo không có khả năng phân tích tình huống, không thể giao tiếp với cấp trên và cấp dưới hay không? Nếu bạn có xem bộ phim “anh có phải đàn ông không” bạn sẽ thấy Minh gỗ không đạt được vị trí mình muốn mặc dù chuyên môn cao, được mọi người đánh giá tốt nhưng chỉ bởi vì giao tiếp kém mà không thể thành công, đạt được vị trí mong muốn. Đấy không phải là nịnh hót, xu nịnh đâu nhé. Mà gọi là giao tiếp, giao tiếp tốt sẽ đưa bạn đến với các cơ hội trong cuộc sống, tiếp cận và giao lưu với nhiều người để từ đó học hỏi được những kiến thức, kỹ năng mới trong cuộc sống.

Đấy là những tiêu chí để lựa chọn người kế cận, còn sau khi đã lựa chọn được người kế cận rồi, tổ chức hãy đào tạo đội ngũ kế cận này nhé. Việc công bố hay giữ bí mật ai là thành viên trong đội ngũ kế cận cũng là điều mà tổ chức phải quan tâm. Đừng để xảy ra hiện tượng “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” chỉ vì sai lầm trong cách dùng người mà hủy hoại những tài năng của doanh nghiệp.

Nguồn: Lưu Thị Kim Nhung

nhungltk.kc24

Share
Published by
nhungltk.kc24
Tags: kế thừa

Recent Posts

Đánh giá hiệu quả theo MBO (Management by Objectives) hoặc OJB

Khi tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc, bạn có thể gặp được… Read More

2 ngày ago

65% nhân viên tin rằng “lương được trả không công bằng”

74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More

2 ngày ago

Trẻ hóa đội ngũ nhân sự: Gen Z chỉ thích trao đổi 1-1

Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More

3 ngày ago

10 cách giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More

3 ngày ago

Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam

Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More

3 ngày ago