Như bạn cũng biết, lương 3P đang là hệ thống trả lương hàng đầu hiện nay. Nhưng đã bao giờ bạn nhận được câu hỏi: “Xây dựng và triển khai hệ thống lương 3P như thế nào” hay lời nhận xét “Làm nhân sự mà không biết cách xây dựng hệ thống lương 3P”. Đừng lo, blognhansu sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay.
Trước khi đi vào cách xây dựng hệ thống lương 3P, cùng tìm hiểu những điều cơ bản về lương 3P nhé!
Theo định nghĩa, lương 3P là “phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động”.
Lương 3P là hệ thống trả lương hàng đầu thế giới hiện nay và được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong quá trình quản trị. Mô hình lương 3P dựa trên 3 yếu tố chính, cụ thể:
- Pay for Position (P1) - Trả lương theo vị trí công việc: Doanh nghiệp/công ty dùng số tiền cố định chỉ trả tiền lương 1 tháng cho một vị trí, bất kể người đó là ai và năng lực như thế nào.
- Pay for Person (P2) - Trả lương theo năng lực: Doanh nghiệp/công ty sẽ dựa vào khung đánh giá năng lực để chi trả lương cho nhân viên.
- Pay for Performance (P3) - Trả lương theo kết quả: Thưởng của người lao động (nhân viên) dựa trên hiệu suất công việc, đạt được tiêu chí doanh nghiệp đưa ra và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó.
Vậy lương 3P là gì và cách xây dựng hệ thống lương 3P thế nào? Đây là một phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố P1, P2 và P3. Tiền lương của mỗi cá nhân được nhận trong tháng sẽ là: P = P1 + P2 + P3. Trong đó, P1 (lương theo vị trí công việc) là tiền lương cơ bản cố định của người lao động. Còn số tiền lương nhân viên được nhận mỗi tháng ít hay nhiều phụ thuộc vào P2 (lương theo năng lực) và P3 (lương theo kết quả).
Một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc: “Tại sao trong cùng doanh nghiệp, công ty mà các vị trí của nhân viên lại có những mức lương khác nhau?”. Hình thức trả lương 3P chính là lời giải đáp cho câu hỏi này.
Người lao động (nhân viên) cũng hiểu rằng muốn mức lương cao, thu nhập tốt hơn phải làm gì, làm như thế nào. Điều này tạo động lực làm việc giúp hiệu suất hoạt động của nhân viên được tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, sẽ giúp người lao động hoàn thành mục tiêu cá nhân và góp phần hoàn thành mục tiêu chung của công ty.
Ngoài ra, việc khảo sát thị trường nhằm xác định mức lương cho từng vị trí, quy mô doanh nghiệp giúp nắm bắt được mức lương phù hợp với nhu cầu thực tế. Hơn thế, doanh nghiệp sẽ có một mức lương cạnh tranh mà không bị “phá giá” so với thị trường chung.
Áp dụng cách xây dựng hệ thống lương 3P giúp người lao động hiểu được cơ cấu tổ chức lương, mục tiêu lớn của doanh nghiệp. Từ đó, giúp mỗi cá nhân càng quan tâm hơn đến kết quả cuối cùng, tự giác có trách nhiệm trong công việc, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Chắc hẳn sau khi xem xét về mục tiêu của lương 3P, bạn đã nhận ra những ưu điểm của hệ thống này. Phương pháp trả lương 3P khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trả lương truyền thống như quá chú trọng đến thâm niên hay bằng cấp, không phân biệt được năng lực thực hiện công việc và đóng góp của cá nhân vào hiện thực hóa mục tiêu của doanh nghiệp.
- Trả lương phù hợp với tầm ảnh hưởng của vị trí đối với doanh nghiệp. Đồng thời, tạo sự cạnh tranh so với thị trường của cùng một tập hợp các chức năng.
- Khuyến khích nâng cao hiệu quả công việc do trả lương tương xứng với đóng góp của một nhân viên vào kết quả chung của công ty/doanh nghiệp.
- Thu hút và giữ chân người tài bởi động lực được tạo nên thông qua sự công bằng khi trả lương tương xứng với năng lực.
- Được nhận thu nhập (tiền lương) tương xứng với đóng góp của cá nhân với kết quả chung của công ty.
- Được trả lương xứng đáng với vị trí công việc, năng lực.
Cách xây dựng hệ thống lương 3P trải qua quy trình 5 bước:
Sơ đồ này được đưa ra dựa trên lưu đồ (nếu ít việc và cùng chức năng thì gộp lại thành một phòng, nhiều việc phức tạp thì tách riêng).
- Định nghĩa: là quá trình mô tả công việc (CV) dựa trên các thông tin đầy đủ và chính xác về công việc đó.
- Mục đích:
- Công cụ thực hiện: Bản mô tả công việc
Nội dung bản mô tả công việc
- Mục đích:
- Công cụ thực hiện: Bảng thiết lập mục tiêu
Nội dung bảng thiết lập mục tiêu
- Mục đích:
- Công cụ thực hiện: Bảng tiêu chí xác định năng lực
Nội dung bảng tiêu chí xác định năng lực
- Quy trình:
Trên đây chỉ là hướng dẫn cơ bản nhất về cách xây dựng hệ thống lương 3P. Nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào trong quá trình triển khai và xây dựng lương 3P, tham khảo ngay:
Xây dựng và triển khai hệ thống lương 3P không phải công việc dễ dàng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn “bỏ túi” cách xây dựng hệ thống lương 3P hiệu quả nhé!
Giờ cũng là đầu tháng 11, thời điểm này chỉ còn 2 tháng nữa là… Read More
Chú ý: AI tư vấn luật có thể sẽ sai nên anh chị nhớ cẩn… Read More
Trong sự phát triển không ngừng của ngành nhân sự, việc đào tạo và nâng… Read More
Trong thời đại phát triển nhanh chóng của thị trường lao động, việc nâng cao… Read More
Mỗi năm trôi qua, các doanh nghiệp lại có dịp tổng kết và đánh giá… Read More
Luật 4 giây Lời khuyên: Hãy hít thở thật sâu và chậm 4 giây trước… Read More