Các nguyên tắc khi xây bản đồ chiến lược

Hãy tưởng tượng rằng bạn và lũ trẻ chơi trò mê cung và cần tìm lối ra. Tuy nhiên nếu bạn cứ mò mầm, đi mà không có phương hướng thì rất khó để đến đích hoặc đến đích với thời gian chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch đã đề ra.

Nhưng nếu trên tay bạn có một tấm bản đồ với các thông tin hữu ích thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để bạn có thể lập được kế hoạch, truyền đạt, phân công nhiệm vụ cho lũ trẻ và đạt mục tiêu đã đề ra.

Rất tiếc, nhiều doanh nghiệp đang loay hoay cố gắng thực hiện các chiến lược mình dề ra nhưng lại không cung cấp đầy đủ thông tin cho cấp dưới, khiến họ loay hoay thực hiện.

Chình vì vậy, bản đồ chiến lược (strategy map) được ra đời để giải quyết bài toán đó. Bản đồ chiến lược là công cụ trực quan hóa chiến lược của doanh nghiệp.

Bản đồ chiến lược là một mô hình có cấu trúc hàng. Mỗi hàng bao gồm các nội dung mô tả và các mục tiêu trung hạn liên quan tới một trong 4 yếu tố quan trọng cấu thành nên bộ máy doanh nghiệp hoạt động. Các chiều mũi tên được vẽ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ chiến lược giữa các yếu tố.

Bản đồ chiến lược gồm có 4 khía cạnh:

Khía cạnh tài chính:

Khía cạnh khách hàng

Khía cạnh quy trình.

Khía cạnh học tập và phát triển.

4 khía cạnh này có mối quan hệ khăng khít với nhau. Muốn có được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp bắt buộc phải có được khách hàng, khả năng sinh lời, sự trung thành và sự tăng trưởng số lượng từ họ. Muốn có được khách hàng, muốn bán được hàng thì chúng ta cần phải xây dựng được quy trình bán hàng, quy trình tiếp xúc với khách hàng, quy trình xử lý khi khách hàng từ chối… để tất cả những thành viên liên quan đến bán hàng đều hiểu chính sách như nhau, bán hàng như nhau, thế là khía cạnh thứ 3 “quy trình” được ra đời. Khi đã có quy trình thì cần phải đảm bảo quy trình đó được thực hiện, truyền bá rộng rãi cho những người liên quan biết chứ không phải để đó, cất vào xó tủ. Vì vậy khía cạnh thứ tư “học tập và phát triển” được ra đời.

Tuy từng thời điểm khác nhau mà doanh nghiệp phát triển khía cạnh nào mạnh hơn, khía cạnh nào yếu hơn nhưng trong mỗi chiến lược của doanh nghiệp đều cần đầy đủ cả 4 khía cạnh. Bạn đừng so sánh tại sao doanh nghiệp A tổ chức nhiều khóa học miễn phí, lại được học trong giờ làm việc mà doanh nghiệp B lại không có. Khi hiểu được chiến lược của tổ chức, bạn sẽ có được câu trả lời.

Nguồn: Lưu Thị Kim Nhung.

nhungltk.kc24

Share
Published by
nhungltk.kc24

Recent Posts

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

7 giờ ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

8 giờ ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

2 ngày ago

Tặng thầy cô sách Blog nhân sự nhân ngày 20/11

Một trong những mong muốn của Cường trong cuộc sống là làm sao để tri… Read More

3 ngày ago