BSC-KPI là từ khóa khá phổ biển đối với HR chúng ta.
Mặc dù phổ biến nhưng có bao nhiêu bạn đã thành công với công cuộc xây dựng và áp dụng hệ thống BSC – KPI vào trong hoạt động của công ty?
Về phương pháp xây dựng hệ thống KPI các bạn có thể áp dụng 2 phương pháp đó là: phương pháp đi từ trên xuống dưới và phương pháp đi từ dưới lên trên.
- Phương pháp thứ 1: đi từ trên xuống dưới. Cách thực hiện của phương pháp này như sau:
Bước 1: Xác định chiến lược công ty theo 4 khía cạnh cân bằng (Tài chính, khách hàng, quy trình, học tập và phát triển).
Bước 2: Căn cứ dựa vào chiến lược công ty, ta xác định KPI chiến lược của công ty.
Bước 3: Phân bổ KPI chiến lược của từng bộ phận.
Bước 4: Phân bổ KPI của bộ phận xuống từng vị trí.
- Phương pháp thứ 2: đi từ dưới lên trên. Cách thực hiện của phương pháp này như sau:
Bước 1: Xác định cơ cấu tổ chức
Bước 2: Xác định mô tả công việc.
Bước 3: Căn cứ dựa trên bảng mô tả công việc của từng vị trí, chúng ta sẽ đưa ra KPI của từng vị trí.
Với mỗi phương pháp này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với phương pháp thứ nhất (đi từ trên xuống) chúng ta sẽ gặp phải tình huống cán bộ nhân viên không thoải mái, cảm giác bị ép buộc dẫn đến các tình huống chống đối; KPI xuống tới nhân viên không phù hợp; có quá ít thước đo cho 1 vị trí.
Với phương pháp thứ 2 đi từ dưới lên xảy ra trường hợp nhân viên đạt chỉ tiêu KPI nhưng KPI chiến lược của Công ty không đạt (Một nỗi đau lớn của người quản lý, các CEO).
Vậy làm thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao trong việc xây dựng và áp dụng KPI ở công ty? Nhung sẽ áp dụng phương pháp thứ 3 đó là kết hợp cả 2 phương pháp trên.
Đầu tiên, Nhung phối hợp với CEO và các trưởng bộ phận để đưa ra chiến lược công ty, xây dựng KPI chiến lược của công ty. Sau đó Nhung xác định chức năng nhiệm vụ các phòng ban (C: chịu trách nhiệm chính, báo cáo, giải trình; T: thực hiện theo dòng chảy công việc; H: hỗ trợ, cung cấp thông tin). Sau đó căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của phòng ban, Nhung xây dựng KPI dựa trên đó. Cuối cùng Nhung kết hợp KPI chiến lược của công ty với KPI phòng ban để ra bảng tổng hợp KPI của từng vị trí của phòng ban đó. Như vậy là Nhung đã hoàn thành xây dựng KPI của từng vị trí, từng phòng ban.
Các bạn đã xây dựng hoàn thành KPI của công ty chưa. Hãy chia sẻ với Nhung nhé.
Nguồn: Lưu Thị Kim Nhung
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More
Từ lâu, nhân sự đã được đánh giá là một trong những bộ phận quan… Read More
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, các… Read More
Trong môi trường làm việc hiện đại, việc đánh giá nhân viên không chỉ là… Read More
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc… Read More