Tâm sự dưới là nối đau mà ai mở công ty cũng gặp: "Chào các A/C trong nhóm. Em có công ty kinh doanh Phụ kiện ô tô. Nhân sự 10 người Kinh doanh 80% online sàn TMĐT. Hiện nhân sự tăng lên mà rối không biết phân bổ công việc và xây dựng KPI cho các bộ phân, nên luôn phải có mặt để đôn đúc phân công việc cho nhân viên.
Làm chủ mà không rời Cty được ngày nào.
Mong các anh chị hiểu biết về xây dựng KPI cho Mô hình Kinh doanh TMĐT chia sẻ chút kinh nghiệm. Xin cám ơn nhiều ạ."
Tôi cũng gặp nỗi đau này. Mặc dù là "bác sỹ" và đã từng "kê đơn để trị bệnh" rồi tự "uống theo đơn" nhưng "bệnh" chỉ đỡ chứ không dứt hoàn toàn.
Dưới đây là đơn tôi kê: http://bloggiamdoc.com/2017/08/30/cach-nao-de-ceo-yen-tam-thuc-hien-su-menh-doi-minh-ma-dn-van-tu-hoat-dong/
Với tôi, để Công ty có thể tự vận hành và phát triển trong lúc ta vắng mặt thì cần phải có:
1. Hệ thống Quản trị Nhân sự tốt. Tức là hệ thống tuân theo luật, linh hoạt, có tính tạo động lực (tuân theo một quan điểm nào đó). Hệ thống bao gồm:
- Con người (các quản lý, nhân sự) có kiến thức, kỹ năng QTNS tốt.
- Công cụ quản trị tốt, chuẩn, phù hợp với thế hệ, văn hóa và tuân theo quy tắc.
2. Hệ thống các phần mềm hỗ trợ:
Thời đại 4.0 đang dần đến với IoT và AI, việc doanh nghiệp chúng ta không có 2 cái đó thì thật thiếu xót. Tất nhiên lúc đó CEO chỉ biết ở nhà và quanh quẩn xung quanh doanh nghiệp mình mà thôi. Khi đã có hệ thống, tốt nhất chúng ta nên có các phần mềm hỗ trợ.
Như vậy, về xây dựng kpi thì tôi cũng có kinh nghiệm. Nghề của tôi mà. Tuy nhiên để giải quyết bài toán "làm chủ muốn rời công ty" thì kpi chỉ là 1 yếu tố. Cần thêm các công cụ khác nữa. Cụ thể là các công cụ sau (như hình).
Ngoài ra cần có quản lý đủ năng lực và các phần mềm hỗ trợ đi kèm. Tôi chưa có đc quản lý đủ tốt giúp tôi nên mới như đã viết ở trên: "bệnh chỉ đỡ".
Quay lại với vấn đề chính: chia sẻ chút kinh nghiệm kpi, đúng là chỉ một bài thì không hết. Nhưng nói tắt để có thể vẫn làm đc thì dưới đây là các bước tôi vẫn làm:
- Bước 1: Xác định mô tả công việc các vị trí
- Bước 2: Sử dụng pp JD - KPI để phân tách kpi từ chức năng và nhiệm vụ. Đơn giản là trả lời câu hỏi: Làm thế nào để đo được hiệu suất - tức:
+ Khối lượng
+ Chất lượng
+ Tốc độ hoàn thành
của người thực hiện công việc đó?
Hoặc câu hỏi: Với đầu việc này, như thế nào được gọi là tốt/hoàn thành/đúng giờ/ đúng hạn?
- Bước 3: Tập hợp các Kpi và lọc ra khoảng 8 cái.
- Bước 4: Xác định trọng số và chỉ tiêu kpi
Chi tiết cách làm tắt như sau: https://blognhansu.net.vn/2019/07/19/xay-dung-kpi-tat-doi-nhu-the-nao-cho-nhanh/
Làm như trên, sẽ nhanh. Tuy nhiên xây KPI kiểu này nguy hiểm vì nó sẽ tạo ra lỗi (bệnh) cho Hệ thống Quản trị Nhân sự (Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải) về sau. Cụ thể là bệnh: Nhân viên đạt KPI được thưởng ầm ầm trong khi công ty thì không có doanh số và có thể là lỗ. Tức là anh em vui nhưng tổ chức chả vui tí nào. Cách giải quyết bài toán này đó là gắn thêm các chỉ số từ bộ phận và công ty vào để tất cả mọi người cùng lên 1 thuyền.
Anh chị em muốn biết cách làm đầy đủ của tôi? Thân mời cả nhà cùng đọc seri chia sẻ kinh nghiệm KPI tại:
- Tại sao cần phải dùng BSC & KPI ? http://blognhansu.net.vn/?p=18264
- Quy trình và hướng dẫn xây dựng Key Performance Indicator (KPI) – chỉ số đánh giá thực hiện công việc http://blognhansu.net.vn/?p=7370
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 1: 11 thứ bắt buộc cần có để xây dựng KPI http://blognhansu.net.vn/?p=19981
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 2: làm cho CEO và Quản lý thấy bức tranh lớn về thệ thống QTNS http://blognhansu.net.vn/?p=20337
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 3: BSC – Chiến lược và cuộc họp hội đồng kiến trúc Doanh nghiệp http://blognhansu.net.vn/?p=20365
- Case: CEO FPT thuyết giảng bản đồ chiến lược (BSC) cho sếp Vingroup http://blognhansu.net.vn/?p=20394
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 4: cùng CEO hoàn thiện bức tranh chi tiết http://blognhansu.net.vn/?p=20385
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 5: KPI theo hành trình khách hàng http://blognhansu.net.vn/?p=19732
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 6: xây dựng KPI phòng – tâm tình giữa CEO và TBP http://blognhansu.net.vn/?p=20411
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 7: KPI nhân viên và tính toán phân bổ KPI http://blognhansu.net.vn/?p=20438
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 8: cơ chế chính sách thúc đẩy hoàn thành KPI http://blognhansu.net.vn/?p=20464
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 9: CEO sẽ quản lý nhân sự đội sale (kinh doanh) như thế nào? http://blognhansu.net.vn/?p=20119
- Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 10: Triển khai thực hiện KPI – con đường gian nan bắt đầu http://blognhansu.net.vn/?p=20528
Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant at Blognhansu[.]net[.]vn
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian trở thành tài sản quý giá mà ai… Read More