Chào bạn! Tôi chào bạn đấy! Bạn đã dính dịch bệnh cúm covid chưa? Hà Nội giờ này đang là 2700 ca một ngày. Tôi thì bị rồi. Hôm qua tôi lỡ ngủ nhiều quá nên sáng nay không ngủ được. Thế là tôi mở máy ra nhân tiện lúc trời tờ mờ sáng để viết bài này.
Trên mạng xã hội, tôi thường xuyên đọc bài về chuyên môn. Đọc nhiều nên tôi nhận ra có một số người họ viết bài theo hướng mượn lời người nổi tiếng. Đại khái là ông này viết thế này, ông kia viết thế kia. Rồi sau đó, họ phát triển tiếp bài viết. Tôi ngày xưa cũng có dạo hay viết kiểu mượn lời thế. Nhưng giờ tôi chán rồi và tự nhận là những gì tôi viết do tôi ngộ ra. Dĩ nhiên, tôi vẫn đọc sách, đọc các bài nghiên cứu để nắm ý tưởng và xem xem ý tưởng của mình, cách mình triển khai, những đúc kết của mình có trùng hay ngược với họ không. Để nhỡ ai giống như trên hỏi thì tôi lôi ra cho người ta đọc.
Vì thế, nếu bạn có hỏi tôi: “Cường lấy nghiên cứu ở đâu thế?” thì xin trả lời: “Tôi theo nghiên cứu mang tên Cường cận!”
Quay lại với chủ đề và đoạn tâm sự trên, xin kể bạn nghe: Hồi hôm nọ, tôi sau khi đứng lớp hướng dẫn các học viên của khóa “Hướng dẫn xây dựng triển khai hệ thống thu nhập (lương) 3P” theo mô hình công ty giả định do các thành viên lớp xây dựng ra được sản phẩm là: Bản đồ chiến lược công ty năm 2022. Học xong tôi đưa lên Nhóm Cộng đồng Quản trị Nhân sự HrShare để khoe thì được anh Ngô Quý Nhâm vào bình luận: “Huhu! Làm thế này là hiểu sai trầm trọng về BSC rồi”. Anh Nhâm là người tôi rất quý về học thuật của anh. Tôi thấy hay và tò mò quá. Tôi hiểu trên góc độ kiến thức, mỗi người sẽ có những trải nghiệm kiến thức riêng. Họ đúng trên góc nhìn của họ. Tôi muốn hiểu rõ hơn góc nhìn của anh và hỏi: “Hay quá! Anh có thể chỉ điểm giúp em chỗ sai đc không?”. Anh trả lời: “không phải cái gì liên quan đến tiền, vốn cũng là mục tiêu tài chính; không phải cái gì liên quan đến quy trình cũng nằm trong viễn cảnh quy trình nội bộ; không phải cái gì liên quan đến khách hàng cũng nằm trong viễn cảnh khách hàng. Bản đồ chiến lược là tập hợp các mục tiêu chiến lược nhưng có nhiều thứ trên đây không phải mục tiêu chiến lược. 7/18 nội dung không thể coi là mục tiêu chiến lược trên BĐCL hoặc sai chỗ: đầu tư BĐS, huy động vốn, gia tăng khách hàng tiềm năng, tăng cường quảng cáo, gia tăng sản xuất.... BSC không có các chủ đề chiến lược rõ ràng (trục dọc)”
Đọc xong đoạn trả lời, tôi càng ham muốn biết “bức tranh kiến thức” của anh ẩn sau trong đó là gì. Tôi cảm ơn và hỏi anh tiếp: “E không hiểu ý anh nói. Anh có thể nói chi tiết giúp em hơn được không? Sao nó không thể coi là mục tiêu chiến lược và sao lại nói nó không có các chủ đề chiến lược rõ ràng?” Anh không trả lời, nhưng có anh bạn Trần Quang Vinh vào tiếp lời: “Theo em hiểu thì trong bản đồ chiến lược này có nhiều thành phần là tác nghiệp: Chiến lược là dài hạn 3-5 năm, chiến thuật là 1-3 năm, tác nghiệp là trong năm”. Anh Nhâm tiếp lời: “Chiến thuật thì là 1 năm trở xuống”. Tôi lờ mờ hiểu ra 1 chút ý của anh. Tôi thấy lạ quá. Anh Nhâm cũng đi tư vấn mà anh ý không thấy có công ty nào làm chiến lược 1 năm? Tôi liền gửi cho 1 ví dụ tôi đúc kết được về chiến lược 1 năm khi đọc quyển sách "Tỷ phú bán giày". Do có chút thời gian dư buổi chiều, nên tôi đã vừa đọc sách vừa lọc ra các bản đồ chiến lược 4 viễn cảnh cho công ty Zappos năm: 2001, 2002, 2003, 2004.
Xin gửi bạn tham khảo: https://www.facebook.com/groups/hrlinkvn/posts/4378430822286244
Nếu đã tìm hiểu về chiến lược và xây dựng bản đồ chiến lược theo phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC, đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: “Chiến lược là gì và nó có thời hạn bao lâu?” Tôi thì tất nhiên là rồi. Câu hỏi này là câu hỏi thường trực trong đầu tôi khi tiếp cận với chiến lược trên góc độ học thuật từ thời đại học cho đến khi học thạc sỹ. Đi học rồi đi hỏi thì thấy mỗi chuyên gia một kiểu. Với tôi, sau thời gian tư vấn, tiếp xúc với các công ty thực tế, tôi rút ra kết luận: “Ai cũng đúng cả. Họ đúng trên góc nhìn của họ”. Còn tôi thì tôi tổng kết như sau:
- Chiến lược là cách thức để tổ chức đạt được sứ mệnh
- Chiến lược thì có chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Nhỏ hơn chiến lược là chiến thuật, nhỏ hơn chiến thuật là các công việc lớn cần triển khai
- Chiến lược có thể bao gồm 1 hoặc nhiều chiến thuật nhỏ. Tương tự, chiến thuật có thể bao gồm nhiều công việc lớn trong kế hoạch hành động.
- Trong bối cảnh mọi thứ biến đổi nhanh và không có tính ổn định như này thì chiến lược nên là một năm thôi. Còn chiến lược dài hạn tầm 10 năm thì nên gọi nó là tầm nhìn.
- Tùy vào quy mô từng công ty, đôi khi chiến thuật của công ty này nhưng nó là chiến lược của công ty khác.
Từ những tổng kết đó, tôi mang nó đi chia sẻ và mang nó đến các công ty để áp dụng. Phần nhiều họ đồng ý. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp những bản đồ chiến lược kiểu một năm mà trong đó chiến thuật và chiến lược không phân định rõ. Lúc ấy, tôi cũng chỉ ồ lên: “Chiến lược của công ty cũng đơn giản nhỉ” và nghĩ chắc quy mô công ty cũng bé.
Vậy là tôi đã trả lời câu :”Chiến lược 1 năm thì không phải là chiến lược Cường ơi!” rồi nhé. Hẹn gặp anh chị em ở bài sau với một số câu hỏi khác về Bản đồ chiến lược.
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
HRM blogger/ HRM consultant at blognhansu.net.vn
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, được đặt tên theo nhà nghiên cứu Randall S. Schuler,… Read More
Bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương… Read More
Microsoft xây dựng bộ quy tắc riêng về tiền thưởng nhằm giữ chân những nhân… Read More
Ý tưởng xin việc độc đáo của Song Jiale, 21 tuổi đã gây bão mạng… Read More
View Comments
Anh Cường ơi. em muốn mua các bộ tài liệu bên HR như trong các bài đăng của a. a hướng dẫn e mua với ạ.
Cám ơn anh đã quan tâm và ủng hộ Cường trong nỗ lực duy trì các công cụ cho cộng đồng. Về các tài liệu HR, C thực lòng vẫn muốn anh cân nhắc kỹ về nhu cầu của mình tại: http://kinhcan.net/hrform
Sau khi cân nhắc và vẫn muốn ủng hộ, nếu được, mong anh tin tưởng và vui lòng đồng ý hình thức ủng hộ là chuyển khoản giúp. Thông tin tài khoản của C:
Chủ tài khoản Nguyễn Hùng Cường
Vietcombank số tk: 001100403 9312 sở giao dịch Vietcombank Ngô Quyền Hà Nội;
Nội dung chuyển: Họ và tên + Email + Đt + ung ho iCPO
Số tiền: 990.000 VND
Sau khi chuyển khoản xong, anh vui lòng báo lại cho Cường thông tin chuyển khoản và địa chỉ email vào kinhcan24@gmail.com. Cường sẽ gửi anh link download các tài liệu.
Sau đó khi có các bộ tài liệu mới, Cường sẽ gửi anh update các bộ tài liệu (free). Quá trình update này diễn ra cho đến khi Cường nghỉ khỏi lĩnh vực HR thì thội anh ạ.
Brgs
HC
còn "kế hoạch" chắc cũng chỉ trong 1 năm phải không anh :D
Dạ tùy vào cách anh gọi!