Hướng dẫn đặt câu hỏi khi muốn hỏi Cường cận

Tôi hay nhận được câu hỏi nhờ hướng dẫn trong mảng Quản trị Nhân sự. Tuy nhiên hình như một số anh chị hỏi có vẻ như cứ nghĩ tôi rất giỏi có thể hiểu mọi thứ nên nhảy vào đưa câu hỏi ngay. Thực ra càng ngày tôi càng thấy mình dốt. Nếu không hiểu câu hỏi, tôi sẽ không thể trả lời được. Chính vì vậy, nếu có câu hỏi cho tôi, rất mong bạn nhớ giúp tôi hiểu câu hỏi. Dưới đây là hướng dẫn cách đặt câu hỏi:

- Hỏi: Cường ơi! Cho mình hỏi jhafwuaiohu54235234@$# ?

+ Đáp: Dạ Cường không hiểu chị hỏi!

- Hỏi:jàou88920529542985430@#$ ?

+ Đáp: Chị có thể nói rõ giúp Cường đầu đuôi được không? Chứ tự nhiên vào hỏi là C khó trả lời được lắm!

- Hỏi: u890234u58u94%$%#$ ?

+ Đáp: Cường hướng dẫn chị hỏi nhé:
1 Đầu tiên là bối cảnh: Ví dụ tôi đang làm a làm b, tôi đang trong tình huống này tình huống kia ...
2 Vấn đề: Tôi từ bối cảnh này nên phát sinh vấn đề này vấn đề nọ
3 Câu hỏi: Từ vấn đề ra câu hỏi. Ví dụ tôi nên làm thế nào? Tôi định thế này thế kia có được không?

- Hỏi: Cảm ơn thầy Cường hướng dẫn. M ko đưa ra case study cụ thể vì m đang ở bước đọc tài liệu 3p phòng hcns thầy gửi ver bệnh viện. Đến sheet khung năng lực đã xây xong, ở cột L-công cụ đánh giá năng lực, m xin thầy tư vấn thêm tìm nguồn tham khảo để xây dựng bài kiểm tra năng lực.

+ Đáp: Dạ! Đấy! Bối cảnh vậy thì Cường mới hiểu rõ câu hỏi! Nếu nhìn vào file thì có 2 cách:
1. Sử dụng KPI như là công cụ đánh giá năng lực. Nếu đạt KPI thì tức là năng lực đạt
2. Sử dụng bài kiểm tra đánh giá. Khi sử dụng bài kiểm tra đánh giá thì có 2 hướng:
2.1 Hướng 1: Mỗi một cấp (mức) độ có 1 bài kiểm tra riêng và nếu đạt điểm nào đó thì cho lên cấp.
2.2 Hướng 2: Xây dựng duy nhất một bài kiểm tra cho cả 5 cấp độ và quy định số điểm cho từng cấp. Ví dụ thang 100. Được nhỏ hơn hoặc bằng 20 điểm là cấp 1. nhỏ hơn hoặc bằng 40 điểm là cấp 2.

Tuy vậy, 2 hướng này đều cần phải xây dựng bài kiểm tra. Dạng bài kiểm tra thì có thể là: luận, trắc nghiệm hoặc theo dõi hành vi. Muốn xây nó thì nên đặt hàng các chuyên gia hoặc các đơn vị đào tạo.

Chị xem thêm file JD - Khung năng lực nhé!

Tài liệu JD - KNL (Khung năng lực): http://blognhansu.net.vn/?p=24611

Chốt lại: Nếu bạn có câu hỏi hãy viết theo cấu trúc:
1 Đầu tiên là bối cảnh: Ví dụ tôi đang làm a làm b, tôi đang trong tình huống này tình huống kia ...
2 Vấn đề: Tôi từ bối cảnh này nên phát sinh vấn đề này vấn đề nọ
3 Câu hỏi: Từ vấn đề ra câu hỏi. Ví dụ tôi nên làm thế nào? Tôi định thế này thế kia có được không?

Khi đó tôi sẽ hiểu hơn và hỗ trợ, trả lời nhanh. Nó giống hệt như kể bệnh cho bác sỹ:
- Tình trạng cơ thể
- Thời gian diễn ra
- Tần suất

Nguyễn Hùng Cường

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Chính sách thưởng của Google

Google đang thực hiện những thay đổi trong cơ cấu lương thưởng nhằm thúc đẩy… Read More

2 ngày ago

Phân biệt điều lệ, nội quy công ty, thỏa ước, quy chế, quy đinh, quy trình

Tôi vừa đọc được câu hỏi trên cộng đồng QTNS: "Dạ có anh/chị nào share… Read More

3 ngày ago

Mô hình 7S trong quản trị nhân sự

Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì thực sự tạo nên sự khác biệt… Read More

4 ngày ago