Chúng ta đã mất dấu F0. Điều này có nghĩa là gì? Nếu quan tâm tới thời thế, hẳn chúng ta sẽ hiểu điều tôi đang nói. Mất dấu F0 ở thời cô vy này tức là số người lây nhiễm sẽ tăng, số lượng người online cũng tăng, số lượng người chuẩn bị tham gia vào quá trình tái đào tạo để tìm việc mới cũng tăng, lượng tiền ứ đọng trong mỗi cá nhân cũng tăng... Nói chung là rất nhiều thứ tăng. Dĩ nhiên thời gian rảnh của các CEO trong tình trạng “ngủ đông” hay “ở đáy” cũng tăng. Vậy còn chờ gì nữa, như tôi đã đề xuất trong bài “Giai đoạn covy thế này, còn chờ gì nữa không bắt đầu xây dựng Doanh nghiệp bài bản?” (http://blognhansu.net.vn/?p=22539) chúng ta nên bắt đầu tiến hành tái tạo doanh nghiệp.
Tôi mừng vì đợt này ít phải đọc bài viết của các CEO hay chủ doanh nghiệp có nội dung ca thán, hờn dỗi, trách móc và mong muốn nhân viên biết ơn mình. Nhân viên của chúng ta đều là những người trưởng thành và họ biết mình cần phải làm gì. Vì thế hãy duy trì triết lý win – win trong tổ chức (Cô vy ơi! Em đừng than vãn, kể khổ như kiểu ban ơn nữa được không?- http://blognhansu.net.vn/?p=22436) và sau đó tiến hành phương án :cắt kém – trả đủ” như trong bài “Cắt lương dứt khoát – sa thải như thế nào cho đúng luật thời cô vy?”. Trước khi áp dụng phương án “cắt kém – trả đủ”, chúng ta cần nhớ rằng phải xác định được chúng ta nên dừng hợp tác với ai và đầu tư vào ai? (http://blognhansu.net.vn/?p=22513)
Quay trở lại với việc tái tạo doanh nghiệp, chúng ta cần làm đầu tiên đó là tái tạo lại “hạt giống” hay “bộ gen” của mình. Công việc này tưởng dễ mà không dễ. Vì cũng giống như cuộc đời con người, một mốc rất quan trọng đó là nhận ra mình là ai, tính cách như thế nào, tốt xấu ra sao? Liệu “gia đình có phải là điều quan trọng nhất, những điều còn lại không có cũng không sao” hay “tôi sợ nghèo” mới là triết lý của tổ chức? Tôi đã từng chứng kiến hơn chục lần hành động này ở các doanh nghiệp. Sau khi làm xong, dường như doanh nghiệp sáng sủa hẳn. Tôi có cái cảm giác công ty đó bớt tối tăm đi.
Có “hạt giống” rồi, việc tiếp theo đó xây dựng chiến lược để phát triển tổ chức. Hay nói cách khác: làm thế nào để hạt giống nảy mầm. Tôi để ý thấy, trên facebook của tôi, có nhiều anh chị em CEO bắt đầu hoạt động mạnh. Nào là tăng cường viết bài truyền thông, nào là giới thiệu về sản phẩm mới theo hướng online đề phù hợp hơn với thời dịch bệnh này. Cá biệt, tôi thấy có anh còn vẽ lại cả bảng BSC với mục tiêu 500 triệu sau khi dịch bệnh kết thúc. Viết lại chiến lược hay chiến thuật cho thời hiện tại và hậu cô vy là lời khuyên của nhiều chuyên gia. Thực sự giờ có rất nhiều lời gợi ý đáng để chúng ta tham khảo.
Tôi không có chuyên môn về tư vấn chiến lược vì thế tôi không dám lạm bàn ở đây. Trong bài viết này tôi chỉ gợi ý đôi chút về công cụ để doanh nghiệp của chúng ta bài bản hơn. Tôi vẫn khuyến nghị chúng ta nên dùng BSC (thẻ điểm cân bằng) để thực thi các chiến lược. Đây là công cụ tốt không nên bỏ qua.
Bây giờ, nhiều doanh nghiệp theo trend (xu hướng) nên tìm hiểu vào áp dụng OKR – làm điều quan trọng nhất. Nếu được, tôi hi vọng thay vì làm 1 điều quan trọng nhất, anh chị hãy làm 4 điều quan trọng nhất ở 4 viễn cảnh: Tài chính, khách hàng, nội bộ, phát triển. Nhớ làm cả 4 song song. Đừng chỉ làm 1 điều.
Để xây dựng BSC chúng ta qua 3 bước:
Bc1. Vẽ các (ý tưởng) Chiến lược
Bc2. Vẽ bản đồ (nhân quả) chiến lược
Bc3. Xác đinh chỉ tiêu/ chỉ số kết quả/hiệu suất hoàn thành chiến lược
Chi tiết các bước, tôi đã từng chia sẻ trong bài “CEO muốn QTNS tốt, hãy bắt đầu từ việc vẽ cho xong 3 bức tranh sau…”.
Ở bước 1, chúng ta tìm ra điểm mạnh + yếu của công ty, cơ hội (cơ hội thời cô vy tôi cũng có chút nhận định như ở đầu bài) + thách thức của thị trường. Sau đó đưa ra chiến lược toàn tổ chức (tiếp tục tấn công, ổn định tổ chức, rút lui). Từ chiến lược công ty sẽ ra các chiến lược bộ phận như chiến lược sản phẩm (phát triển sản phẩm mới hay duy trì sản phẩm cũ), chiến lược thị trường (phát triển thị trường mới, duy trì bảo vệ thị phần, phát triển sản phẩm mới hay đa dạng hóa), chiến lược cạnh tranh (chi phí thấp hay khác biệt hóa), chiến lược nhân sự (kiểm soát hay gia tăng cam kết), chiến lược giá (hớt váng hay giá cạnh tranh), chiến lược marketing (ngôi sao, con bò, con chó, dấu hỏi)…
Sang bước 2, từ các ý tưởng chiến lược trên, bắt đầu chúng ta vẽ lại vào bản đồ 4 viễn cảnh với khẩu đầu là chiến lược lợi nhuận. Sau đó là các chiến lược để phục vụ cho lợi nhuận. Cứ vậy chúng ta trả lời các câu hỏi Để có lợi nhuận thì cần làm gì? Trả lời: Cần có Doanh số và Giảm chi phí… Như đã viết ở trên, do có tổ chức áp dụng OKR nên bước này đôi khi biến thể trở thành đơn giản hơn. Chúng ta chỉ cần đặt mấy câu hỏi: Điều gì quan trọng nhất về viễn cảnh tài chính/ khách hàng/ nội bộ/ phát triển của doanh nghiệp? Điều này có phục vụ hay liên kết với một hoặc nhiều điều còn lại không? Nó liên kết ở điểm nào?
Suy cho cùng thì hóa ra điều quan trọng nhất của doanh nghiệp: Tăng/ duy trì lợi nhuận.
Cuối cùng ở bước 3: Xác định các con số để hoàn thành chiến lược. Việc này âu cũng giản đơn. Chỉ cần đặt và trả lời được câu hỏi sau là ra mục tiêu: Chúng ta sẽ cân đo đong đếm thế nào (chất lượng/ số lượng/ tốc độ) với điều (quan trọng) này?
Chúc anh chị em sớm hoàn thành chiến lược. Ý tôi là viết ra được chứ không phải chỉ ở trong đầu.
Mẫu file BSC tôi cũng đã up. Anh chị em quan tâm vui lòng xem tại:
File mẫu Xây dựng DN: Văn hóa, Kinh doanh Canvas, BSC, Định biên chi phí, Nhân sự, Chính sách, Mô tả công việc, KPI - 2 Mau Ung dung Xay dung He thong QTDN KC24
Nguyễn Hùng Cường | kinchan24
HRM consultant / HRM blogger at blognhansu.net.vn
Năng suất lao động là khái niệm không còn xa lạ trong đời sống kinh… Read More
Tiểu Lý là một cô gái trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm… Read More
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi… Read More
Tình huống: "Hiện em đang làm HR cho một nhà máy ở tỉnh của một… Read More
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More