Sáng nay đọc được stt của Anh Phan Phương Đạt – nguyên Trưởng Ban Nhân sự tập đoàn FPT thấy hay quá nên xin phép share cho anh chị em cộng đồng. Tôi cũng đã từng trải nghiệm qua một vài công ty có cái văn hóa tương tự như trong bài viết. Xin mời cả nhà cùng đọc:
“… Trong những năm học cuối, người ta liên tục đưa ra các chương trình cải cách giáo dục. Chúng không làm cho việc học trở nên thú vị hay đa dạng hơn, mà chỉ thêm những điều vô lý và ngớ ngẩn, ngay cả với tụi học sinh chúng tôi. Ví dụ, ở trển quyết định rằng trường học quá xa rời cuộc sống và những học sinh tốt nghiệp không quen làm việc, vì vậy họ đã đưa vào những tiết học lao động, và sau đó là thực tập. Có một năm chúng tôi phải làm việc tại nhà máy, mùa hè của năm khác thì đến một nông trang quốc doanh gần Moscow. Việc này thực sự đã mở rộng tầm mắt cho chúng tôi, nhưng không phải theo nghĩa mà đảng đỉnh cao trí tuệ muốn. Khi làm việc tại một nhà máy xe buýt ở Moscow, chúng tôi lần đầu tiên nhìn thấy một xí nghiệp Liên Xô nghĩa là gì với các việc diễn trò, lừa dối và ép buộc. Trước hết, chúng tôi không thấy bất kỳ cái gì gọi là nhiệt huyết lao động. Không có ai hăng hái làm việc, họ ở trong phòng hút thuốc nhiều hơn và chỉ khi sếp xuất hiện, họ mới chạy đi làm. “Lương thế thì vội vàng làm gì? – họ nói. – Công việc không có chân, không chạy đi đâu cả mà phải vội”. Ngay từ sáng, hầu hết đều say rượu hoặc bị ảnh hưởng của cơn say đêm qua. Ban ngày, thỉnh thoảng lại có người lẻn đi uống vodka.
Trong cả xưởng, chỉ có một người đàn ông khoảng bốn mươi là cày nghiêm túc, không rời khỏi máy. Tất cả những người khác ghét cay ghét đắng anh ta, và xoay xoay ngón tay ở thái dương đầy ngụ ý khi chỉ về phía anh ta. Bọn họ cố gắng phá anh ta: kín đáo làm hỏng máy hoặc ăn cắp dụng cụ. "Mẹ kiếp, nó muốn làm chiến sỹ thi đua ư, muốn tăng định mức ư?" – họ tức giận. Hóa ra, nếu ai đó vượt định mức sản xuất, thì tháng sau, định mức được tăng cho tất cả mọi người. Và vẫn với đồng lương đó, mọi người phải làm việc gấp đôi.
Chúng tôi nhanh chóng học được văn hóa làm của họ”…
Tự truyện "Và gió quay trở lại" (1978) - V. Bukovsky.
Như tôi đã chia sẻ: tôi đã từng có trải nghiệm văn hóa trên ở một số công ty. Khi tôi đến đưa ra giải pháp, CEO muốn làm nhưng lại mang trong mình tinh thần “đập chuột vỡ bình”, tức là lúc nào họ cũng đặt câu hỏi: nếu cho nhân viên nghỉ thì ai làm? Rồi mình tuyển mới vào để thay thế thì chỉ sợ một thời gian sau, chưa kịp thay thì người mới nhiễm luôn cái văn hóa cũ thì sao? Hơi buồn khi thú thật với anh chị em rằng tổ chức này rất khó tiếp thu cái mới hay cải tổ hệ thống một cách mạnh mẽ.
Tái bút: Hôm qua có chị chê thư viện tài liệu QTNS iCPO ( http://kinhcan.net/hrform/ ) của mình sắp xếp lộn xộn nên quyết định làm lại. Dưới đây là thư viện được làm lại cho phù hợp giao diện người dùng hơn.
Thư viện xây dựng trên vòng tròn Quản trị Nhân sự: Tuyên - Dạy - Dùng - Giữ - Thải
Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More