Comment này trên vnexpress rất thật. Nó là tình huống tui đã chứng kiến.
Hôm đó là trưa thứ 7, do kết thúc ca tư vấn sớm nên nghỉ. Đang uống cốc trà đá thì anh bạn gọi, rủ đi uống cafe. Đến nơi thì có thêm mấy người bạn nữa. Họ toàn Là CEO. Nói chuyện một lúc thì quay vào nói rủi ro trong Quản trị nhân sự.
Trong nhóm có Anh CEO với phong cách lãnh đạo kiểu dân chủ tình thương kiểu hệt như trong tình huống. Anh tin và thương người, hay nhận lỗi về bản thân trước khi đổ lỗi cho nhân viên. Ở tình huống như trong ảnh, anh tự nhận lỗi do mình quản trị yếu, không có quy định rõ ràng nên bỏ qua cho nhân viên.
Tính tui vốn nóng nên trong tình huống này tôi chê anh ngay. Vì không phải cái gì cũng chờ thể chế hoá ra thành các chính sách hay quy định được. Lúc ý phải nhanh chóng phải khắc phục hậu quả, tìm nguyên nhân và xử mạnh tay để việc đó không tái diễn. Tôi hỏi anh: nhân viên đó có phải người nhà? Cổ đông hay bồ bịch của anh không? Anh trả lời: không. Tôi hỏi tiếp: tại sao anh không xử? Anh: vì công ty không có luật. Tôi: thế anh định chờ sạt nghiệp rồi mới xử à? Vì rủi ro trong kinh doanh nhiều vô kể. Chúng ta không thể tạo ra mọi hành lang chặn tất cả vấn đề được. Anh: không. Tôi: Thế vì sao anh không xử? Anh: vì ... (một vòng lặp như cũ).
Thật may vì anh mất có đôi chục triệu. Anh vẫn đúng vì công ty anh đã sống hơn 5 năm. Doanh thu vẫn hơn 50 chục tỷ. Đặc biệt, công ty anh có đội sale yếu (theo anh nhận định). Sale ra vào liên tục.
Đố cả nhà biết vì sao công ty vẫn sống?
Năng suất lao động là khái niệm không còn xa lạ trong đời sống kinh… Read More
Tiểu Lý là một cô gái trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm… Read More
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi… Read More
Tình huống: "Hiện em đang làm HR cho một nhà máy ở tỉnh của một… Read More
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More