Hẳn mọi người còn nhớ Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thần thánh? Chúng ta sắp có nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều cho nó rồi. Dưới đây là một số điểm dự thảo sắp thay đổi, cả nhà cùng đọc để chuẩn bị tinh thần đón nhận nhé:
1. Bổ sung các nội dung chủ yếu trong HĐLĐ:
- Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương: Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo thỏa ước lao động tập thể, quy chế của người sử dụng lao động.
- Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần làm việc; số ngày làm việc trong tuần mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo nội quy lao động của người sử dụng lao động;
- Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo nội quy lao động của người sử dụng lao động.
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: Ghi cụ thể số lượng, chủng loại và thời hạn sử dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân mà người sử dụng lao động trang cấp cho người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế của người sử dụng lao động.
2. Thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc; trong đó:
-Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học được hưởng nguyên lương; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
- Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động được người sử dụng lao động chi trả cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm, trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, bao gồm: tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường và các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương, khấu trừ tiền lương, bồi thường tiền lương
- Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động tính trả cho người lao động.
- Tiền lương làm căn cứ tính cho người sử dụng lao động và người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 và Khoản 2 Điều 43 là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động và người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Tiền lương để làm cơ sở cho người sử dụng lao động thực hiện bồi thường, trợ cấp, trả lương cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 10, Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Điều kiện áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Người sử dụng lao động tiến hành trình tự xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này khi người lao động tự ý bỏ việc đủ 05 ngày làm việc hoặc 20 ngày làm việc mà không phải chờ đến hết tháng hoặc hết năm.
Nguồn: danluat.thuvienphapluat.vn/sua-doi-mot-so-quy-dinh-quan-trong-ve-hdld-tien-luong-va-xu-ky-ky-luat-lao-dong-163068.aspx
Hôm nay tôi đọc được một bài hay nói về những chỉ số phải biết… Read More
Hỏi: Công ty mình quy mô nhỏ (12 người). Tương lai sẽ tăng gấp đôi.… Read More
Đây là một tình huống phổ biến tại công sở: ai đó trong nhóm đang… Read More
Theo Bộ luật lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020: Quy chế Lương là gì?… Read More
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More