Sáng nay, tôi thấy có bức ảnh hay hay về Phương án lương 2018 đóng BHXH tối ưu. Thế là up lên phây cho mọi người cùng xem, trao đổi.

Mọi người trao đổi rất sôi nổi. Tôi đã lọc được khá nhiều ý và thông tin hữu ích nên up lên blog cho mọi người cùng đọc:

Phương án 1: "cho 1 tháng đi làm 5 ngày thôi ". Nguyên nhân: theo luật thì nghỉ không lương 14 ngày trở lên thì không tham gia bhxh, như vậy trong bảng chấm công đi làm 5 ngày còn những ngày còn lại nghỉ không lương là cũng sẽ đủ căn cứ không tham gia bhxh (không khuyến khích). Lời bình: "Em nghi cai nay cung co the ap dung nhung chi 1 vai truong hop chu ko the ca Cong ty neu nhu co thanh tra ho se vat veo rat nhieu"

Phương án 2: làm việc nhỏ hơn 1 tháng (kí hợp đồng lao động nhỏ hơn 1 tháng). Bình luận: "phương án sử dụng HĐLĐ dưới 1 tháng liên tục có mức độ rủi ro pháp lý rất cao. Chưa kể công tác hành chính liên quan tới thanh lý và tái ký khá lằng nhằng nên hạn chế dùng phương án này. Nếu dùng thì nên sử dụng HĐ khoán công việc sẽ hay hơn".

Phương án 3: ký hợp đồng dịch vụ hoặc khoán công việc. "HĐ khoán việc không giới hạn thời gian mà quy định theo khối lượng CV", "đồng khoán việc khác hợp đồng mùa vụ và k giới hạn thời gian ký"

Phương án 4: Phân bổ vào các khoản phụ cấp và thưởng như trong ảnh. Lưu ý: "xây hẳn quy chế đãi ngộ có đối tượng điều kiện hưởng cách tính hưởng", "Xây cụ thể trong quy chế lương thưởng chế độ của cty để làm căn cứ", "Tách ra quy chế đãi ngộ gia tăng/bổ sung... khác (ngoài quy chế lương thưởng cụ ạ)", "quy định luật là HĐLĐ từ 1 tháng trở lên là bắt buộc phải tham gia BHXH. Mà đã đóng BHXH thì phải không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nc 3980000", "Các bạn xây dựng quy chế đãi ngộ phân bổ vào nhóm phụ cấp ko ổn định và bổ sung ko ổn định (có đánh giá...theo từng tháng) nguyên tắc kỳ chi trả ko cố định, có thể tạm ứng (thừa trả, thiếu bù) .."

Văn bản trả lời đóng bảo hiểm:

Khoản hỗ trợ điện thoại: "Trong quy chế, Qd ghi bn thì đc miễn bấy nhiêu (áp dụng đúng đối tượng và hạn mức). Luật k quy định hạn mức", "hạn mức theo quy định của cty. Vượt hạn mức thì mới tính thuế. Thêm nữa là k cần hoá đơn. Vì đây coi như là phần chế độ của nld",

Không biết anh chị và các bạn có lưu ý hay trao đổi gì về chủ đề này không? Vui lòng cùng chia sẻ nhé!

Câu hỏi đạt ra là: Hạn mức tối đa của các loại phụ cấp là như thế nào?

Click vào xem ảnh gốc: Ảnh gốc 1 - click

Click vào xem ảnh gốc: Ảnh gốc 2 - click

Nguồn ảnh: baotrimaytinh247

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • xin được gửi cả nhà 8 cách chế biến:
    1. Ký hợp đồng học việc x tháng học việc để không phải đóng bảo hiểm;
    2. Ký hợp đồng khoán với 1 ông quản lý, hoặc ký hợp đồng giao khoán với nhiều nhân viên, để san sẻ thu nhập, để không phải đóng bảo hiểm;
    3. Ký hợp đồng với những nhân viên đã tham gia bảo hiểm ở công ty khác, để không tham gia bảo hiểm;
    4. Những nhân viên không làm việc đủ 14 ngày trong vòng 01 tháng để không đóng BHXH;
    5. Ký hợp đồng với những người đã nghỉ hưu, để không phải tham gia bảo hiểm;
    6. Ký hợp đồng dịch vụ với một số cá nhân để không tham gia bảo hiểm;
    7. Ký hợp đồng thuê lại lao động (Hợp đồng thuê nhân công) để lấy hóa đơn thuê nhân công;
    8. Ký hợp đồng thử việc, hết thử việc cho nghỉ, rồi lại ký tiếp hợp đồng thử việc với nhóm người khác.
    Nguồn: fanpage HR'stool (đơn vị đào tạo C&B)

  • Hiện tại công ty t đang sử dụng phương án 3, 4 để hạn chế đóng bảo hiểm;
    Phương án 3: ký hợp đồng dịch vụ hoặc khoán công việc.
    Phương án 4: Phân bổ vào các khoản phụ cấp và thưởng không phải đóng BHXH

    Hoài

  • Cám ơn anh Hùng Cường, hiện em đang dùng cách 4, 5 mà anh nêu ra

    Trân Trọng!

    Dang Thu

  • Anh Cường thân mến,

    Tiếp chủ đề về chế biến lương để đóng BHXH tối ưu hôm trước anh gửi cho em, em thấy những phương án anh đưa ra khá hay. Hiện, em cũng đang áp dụng một số phương án. Không có phương án nào tối ưu, mà chỉ xét trên tình hình thực tế của từng doanh nghiệp mà kết hợp các phương án.

    Em có chút kiến tài liệu về chủ đề này, em gửi anh tham khảo. Nếu kiến thức này có ích, anh có thể chia sẻ cho mọi người.

    ***

    Nền tiền, tỷ lệ đóng:
    + Luật: Tiền đóng BHXH = Lương CB+PC+ khoản bổ sung
    + Thông tư, nghị định: Tiền đóng BHXH = Lương CB+PC+ khoản bổ sung ( khoản bổ sung có khoản đóng, có khoản không đóng. Để các khoản không đóng BHXH, các đơn vị phải tạo hồ sơ pháp lý)

    Các trường hợp không phải đóng BHXH: gồm các trường hợp sau:
    - HĐ thử việc
    - HĐ đào tạo nghề
    - HĐ tập nghề
    - HĐ dịch vụ khoán cá nhân
    - Thuê lại lao động
    - HĐ dịch vụ thương mại
    - HĐLĐ dưới 1 tháng
    - Nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trong tháng trở lên
    - Cai thầu
    - Có sổ hưu
    - Làm nhiều nơi

    Xử phạt khi vi phạm
    - Phạt hành chính (Tiền): Điều 26 NĐ 95/2013/NĐ-CP; Điều 57 NĐ/2013/NĐ-CP
    - Truy cứu trách nhiệm hình sự: Điều 216 luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Các phương án đóng BHXH ở mức thấp
    - Phương án 1: Chuyển một phần lương thành tiền thưởng (theo điều 103 luật lao động năm 2012.); tiền ăn ca, điện thoại, xăng xe, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ…
    - Phương án 2: Khoản bổ sung không xác định
    - Phương án 3: Phụ cấp gắn với kết quả của công việc

    Quy trình xây dựng hồ sơ:
    - Điều kiện cần và đủ của hồ sơ pháp lý:
    + Đủ
    + Phù hợp với thực tiễn
    + hợp pháp: Nội dung không trái pháp luật + thủ tục đúng luật; công khai+ thẩm quyền đúng luật.

    - Quy trình làm hồ sơ:
    1, Chuẩn bị: hồ sơ hiện tại ( nhân sự)+ quy định pháp luật (pháp chế/ tư vấn nếu có)
    2, Lên phương án (HĐQT, BGĐ, Nhân sự, kế toán, Pháp chế, tư vấn nếu có)=> chiến lược=> Lãnh đạo cty quyết định
    3, Xác định danh mục văn bản cần xử lý để đảm bảo “ đủ” trong tổng hồ sơ pháp lý ( Nhân sự, kế toán, tư vấn nếu có). NHÂN SỰ TRẢ LỜI
    4, Đối chiếu với các quy định của pháp luật và thực tiễn của công ty để hoàn thiện nội dung từng văn bản ( Pháp chế, nhân sự và tư vấn nếu có)
    5, Thí điểm thực hiện để xem phản ứng của NLĐ: Nhân sự
    6, Truyền thông nội bộ
    7 Người có thẩm quyền ký ban hành
    8, Gửi hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (nếu có)
    9, Thông báo công khai với toàn thể NLĐ

    Hồ sơ pháp lý đầy đủ của cty (áp dụng đối với trường hợp đóng BHXH thấp hơn)
    1 Mẫu HĐLĐ
    2 Quy chế lương
    3 Thang bảng lương theo công việc hoặc theo chức danh
    4 Quy chế/ Quy định/ Quyết định đánh giá mức độ hoàn thành công việc
    5 Mẫu kết quả đánh giá hàng tháng
    6 Mẫu thanh toán lương/ chi trả thu nhập hàng tháng
    7 Thỏa ước lao động tập thể.

    Hồ sơ đào tạo nghề giai đoạn học nghề, tập nghề ( theo BLLĐ hiện hành + thực tiễn các đơn vị đã từng có thanh tra):
    - Thỏa ước lao động tập thể
    - Hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề
    - HĐ tập nghề
    - Quy chế tập nghề
    - Mẫu đánh giá sau tập nghề
    - Bảng lương tập nghề
    - Kế hoạch hàng năm và kinh phí cho việc đào tạo nghề tập nghề
    - Tài liệu chứng minh việc có tổ chức tập nghề “ thật” trong thực tế: Ví dụ chương trình đào tạo, giáo viên…
    - Báo cáo kết quả đào tạo nghề cho cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh trong báo cáo hàng năm về lao động.

    khanh le

  • Dear A Cường

    Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được email anh gửi chia sẻ về những nội dung về công việc nhân sự
    Thực sự, những nội dung này tôi rất quan tâm và tôi nghĩ nó sẽ có rất có ích cho công việc hiện tại của tôi
    Cảm ơn anh về những chia sẻ giúp cho tôi và những người làm nhân sự khác có thêm được nhiều kiến thức bổ ích

    Còn với nội dung email này tôi cũng xin phép được chia sẻ các phương án mà bên tôi đang thực hiện để tối ưu hóa việc đóng bảo hiểm đó là:
    1. Ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân
    2. Ký hợp đồng học việc
    3. Ký hợp đồng với các doanh nghiệp để thuê lại lao động

    Cảm ơn Anh Cường rất nhiều và chúc anh luôn mạnh khỏe và thành công!
    Cảm ơn Anh

    Thương Huyền

  • Cảm ơn Cường, chúng tôi đang áp dụng phương án 3 (ký HĐ dịch vụ hoặc khoán việc cho 01 cá nhân) đối với một số ít lao động phục vụ cho công việc thường xuyên biến động lao động như bốc xếp hàng hóa, bảo vệ.
    Các phương án trên có thể phù hợp với một số doanh nghiệp có số lao động

  • Dear Anh Cường

    Trước tiên cảm ơn anh Cường đã chia sẻ tài liệu về các cách để tránh đóng BHXH đối với Công ty Của Chiến có các vấn đề như sau theo từng phương án

    1. Ký hợp đồng học việc x tháng học việc để không phải đóng bảo hiểm;

    Do có khách hàng Audit bên cạnh đó Chiến phụ trách cả cương vị Giám Đốc Trách nhiệm Xã Hội nên Công ty không thể thực hiện phương án này. Đối với Lao động học viêc Công ty không thể cho làm các sản phẩm chính thức nên khi Audit Trách Nhiệm Xã Hội Chiến cũng sẽ từ chối phương án này ( Một số Xí nghiệp trước đây có làm)

    2. Ký hợp đồng khoán với 1 ông quản lý, hoặc ký hợp đồng giao khoán với nhiều nhân viên, để san sẻ thu nhập, để không phải đóng bảo hiểm;

    Phương án này không thể thực hiện với phương án khoán vì công nhân ngành may không thuộc nhóm ngành có thể ký khoán việc

    3. Ký hợp đồng với những nhân viên đã tham gia bảo hiểm ở công ty khác, để không tham gia bảo hiểm;

    Không thể tìm nguồn lao động này với số lượng lớn

    4. Cho nhân viên không làm việc đủ 14 ngày trong vòng 01 tháng để không đóng BHXH;

    Cái này thua về mặt Quản lý sản xuất giao hàng nên càng không thể

    5. Ký hợp đồng với những người đã nghỉ hưu, để không phải tham gia bảo hiểm;

    Có các lao động như vậy đang tham gia trong Công ty tuy nhiên do có khách hàng audit nên phải đảm bảo quy chế lao động cao tuổi ko làm việc nặng nhọc độc hại, làm 7 tiếng/ngày nên tính ra không có lợi

    6. Ký hợp đồng dịch vụ với một số cá nhân để không tham gia bảo hiểm;

    Có Hợp đồng tư vấn dịch vụ, chuyên gia ...nhưng chỉ 1 hoặc 2 người nên không tiết kiệm được nhiều

    7. Ký hợp đồng thuê lại lao động (Hợp đồng thuê nhân công) để lấy hóa đơn thuê nhân công;

    Chiến đã thuê lại Lao động nhưng trong quá trình làm chi phí thuê cao + khó chỉ đạo theo mô hình của Công ty nên không đem lại hiệu quả

    8. Ký hợp đồng thử việc, hết thử việc cho nghỉ, rồi lại ký tiếp hợp đồng thử việc với nhóm người khác.

    Đối với Ngành đông lao động như Công ty Chiến kiếm được lao động là mừng muốn chết nói chi đến chuyện cho nghỉ, nên không thể

    Nên chốt lại đối với Công ty Chiến khí xây dựng thang bảng lương Chiến lưu ý khoản 4

    Phương án 4: Phân bổ vào các khoản phụ cấp và thưởng không phải đóng BHXH

    chien nguyen

  • Bên mình rất nghiêm chỉnh quy định của pháp luật lao động nên hiện nay 50.000 người lao động không ai bị lách luật bạn nhé

    Hong Van

  • Cảm ơn anh Hung Cuong về những chia sẻ sẽ giúp ích cho Tôi thêm những kiến thức bổ ích.

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More

12 giờ ago

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

2 ngày ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

2 ngày ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

4 ngày ago