Thứ bẩy, tôi đi học môn Hành vi tổ chức về. Buổi trưa rảnh rang có viết bài lên tường facebook:
VỠ MỘNG
Mình đi học bị vỡ mộng. Nhân trưa thứ bẩy rảnh kể cho làng nghe chơi.
Vỡ mộng 1: Với mong muốn cống hiến cho cộng đồng, điều kiện thời gian có và kinh nghiệm tổ chức không it nên trước khi nhập cao học, mình nghĩ: "Quả này vào sẽ làm quả kết nối cựu học viên cao học KTQD. Sau lập hội luôn duy trì hàng năm thì tốt". Hăm hở vậy, đi gặp thầy chủ nhiệm đề xuất, được đồng ý nhưng hoá ra học cao học QTNL trường KTQD mỗi năm tuyển chưa được 20 người. Đã thế lại đa phần làm lĩnh vực khác chứ không phải QTNS. Mình tổ chức cũng được 1 buổi off với 2 ng đến dự. Đúng là mơ cái làng.
Vỡ mộng 2: Trước khi vào lớp học cao học lại mơ: sẽ ứng cử chức lớp trưởng rồi kết nối, gắn kết mọi người. Gắn kết tốt, mọi người giúp nhau. Biết đâu rủ được cả lớp hạp vốn mở công ty. Ai da! Nào ngờ: đến lớp thì biết thầy đã chỉ định lớp trưởng. Và chả ai buồn bầu lại dù lúc đó chỉ lâm thời. Cậu lớp trưởng là nhân viên công ty Quân Đội cũng có tiếng. Nhân viên Quân đội nên kiểu làm việc và quản lý cũng rứa. Nói không dám nói và phát ngôn cũng chả cho ai phát ngôn. Làm cái gì cũng bí bí mật mật chả quan tâm xem thành viên lớp nghĩ gì. Lớp cứ thế theo thời gian trôi. Cũng hết học chung. Việc thu chi, tổng kết cũng chả có. Thế đấy vỡ cái lồng.
Vỡ mộng 3: Thôi không thành lập được hội cựu học viên, lớp không thành công ty thì mình lại mơ mộng thành lập nhóm tư vấn vậy. Chờ mãi mới đến học chuyên ngành để kết nối với các thành viên cùng ngành. Haizzz! Nhóm có 16 người thì chỉ có 3 - 4 mống làm HR. Đã ít mà còn không biết cách thức và tổ chức nhóm. Thế mà làm được QTNS mới kinh. Buổi đầu tiên, tan lớp lúc 11:30, mình bảo cả lớp ở lại 1 chút để làm công tác tổ chức. Nhóm nhao nhao lên, thôi muộn rồi về ăn cơm. Lúc ý còn tận 30 phút nữa mới hết giờ làm việc? Rồi cố bảo mọi ng ở lại 15 phút thì cũng được. Đến đoạn làm công tác Quản trị nhân sự mới vỡ mộng chứ. Đầu tiên là bầu lớp trưởng: cảm giác có vài người sợ mình tranh chứ lớp trưởng. Mình chưa kịp dứt mồm phải bầu lớp trưởng và lên các công việc cần làm (mtcv) thì đã có chị già mồm: "chị bầu cái Phương, ai đồng ý giơ tay. Công việc thì hàng nghìn thứ". Một số người khác kiểu phe cánh giơ tay luôn cho xong. (Việc bầu Phương đã được bàn trước). Không đấu được võ mồm mặc dù mình cố nói: "chị đừng áp đặt để mọi người nói đã", chị nhảy vào mồm "chị có áp đặt gì đâu". Thôi đành chịu. Đang tính bảo mọi người chuyển sang phần tài chính và làm quen, mọi người nhào ra cửa đi thẳng và nói "để chiều đi". Nhóm nhao ra cửa có hẳn 1 bạn làm Nhân sự ở công ty nhớn. Thế mới thấy làm HR chưa chắc đã biết tổ chức. Vỡ mộng nên ra về, mình vớt vát trong vô vọng: làm thế này là tốt cho nhóm. Lần 1 không được thì khó có lần 2. Đi ra cửa nhìn sang bàn cô giáo thấy cái mic chỏng trơ. Không biết bạn lớp trưởng mới có biết cất đi không? Đúng là vỡ cái lềnh!
Thôi đã kể xong chuyện vỡ mộng. Ảnh dưới là môn hành vi tổ chức. Nó có phần nhóm và các hành vi của nhóm. Giai đoạn nhóm mới thành lập nếu không làm tốt công tác tổ chức thì nhóm nhanh bị đẩy vào giai đoạn mâu thuẫn và tan rã. Buồn!
Viết xong, tôi có nhận được còm của chị Diệp:
Thế là đầu óc lại miên man suy nghĩ. Tôi nhớ luôn tới cái công cụ tìm kiếm nguyên nhân: Lý thuyết quy kết. Nhưng trước khi nói về nó để tôi kể lể đã.
Từ bé, mẹ đã mang rất nhiều sách về các tấm gương, lịch sử về nhà cho tôi đọc (mẹ là giáo viên văn), sau lớn hơn, hồi cấp 3, tôi có tham gia vào các hoạt động lớp dù không giữ chức vụ nào. Cụ thể, tôi nhớ là hồi lớp 12, tôi đã xung phong đứng ra tổ chức sự kien 8/3 hay 20/10 cho lớp. Nói đứng ra cho oai thực ra người chịu trách nhiệm vẫn là lớp trưởng. Tôi cùng lớp trưởng và một nhóm bạn khác cùng làm chính. Lúc đó tôi cũng chả nghĩ gì nhiều chỉ nghĩ rằng thôi cố làm cái gì đó cho đặc biệt chứ mọi năm chỉ có tặng hoa, trang trí cái bảng thế là xong thì cũng buồn. Rồi cũng họp lớp, cũng nêu ý tưởng, cũng phân công và tự nhận. Va dĩ nhiên, lớp học nào cũng giống lớp học nào, có người làm, có người chơi và có người dèm pha. Tôi còn nhớ có một câu mà cậu bạn tôi nói: "Chúng nó bảo rằng cứ để mày làm để chống đối lại ông ... (thầy chủ nhiệm)". Thầy chủ nhiệm tôi hồi cấp 3 khá nghiêm khắc. Tôi nói khá thế thôi vì giờ tôi cũng hiểu chứ so với cái tuổi đó thì lại là rất nghiêm khắc. Tôi nghe xong, lúc đó có cảm tưởng mình như con rối nhưng vẫn cứ làm tiếp. Sự kiện diễn ra. Lớp tôi thành lớp tổ chức đặc biệt nhất: thuê bạt bao quanh lớp, bên trong thắp nến, hát hò và tặng quà. Giai đoạn đó chưa có điện thoại để chụp ảnh.
Lớn hơn, vào đại học, tôi tiếp tục đọc các sách về quản lý và lãnh đạo. Tôi còn tự bỏ tiền đi học các lớp kỹ năng. Cùng với đó là tôi liên tục áp dụng thử nghiệm các kiến thức tôi học được vào thực tế. Tôi tham gia hoạt động lớp (là lớp phó học tập), khoa (chi hội trưởng hội sinh viên), trường (đội tình nguyện), câu lạc bộ. Nghĩa là tôi luôn có ý thức học các kỹ năng này chứ không phải chỉ tham gia cho vui. Tất nhiên là tôi có vấp ngã và có thất bại.
Rồi ra trường, tôi vẫn hoạt động cộng đồng (nghề), địa phương (đoàn, hội) và tiếp tục vấp ngã rút kinh nghiệm. Tôi nhớ năm 2014 có làm một dự án. Tôi làm chính và có vài bạn thực tập, parttime làm thêm. Tôi áp dụng các kiến thức lãnh đạo mình có vào các bạn. Nhiều lắm từ dân chủ cho đến độc đoán. Và tôi thất bại cùng với bài viết kinh nghiệm: Kinh nghiệm và cách sử dụng các thực tập sinh, cộng tác viên ( https://goo.gl/o1SKmW ). Thời điểm đó tôi được góp ý của anh quản lý (cấp trên) như chị Diệp nói.
Gần đây, học cao học với môn lãnh đạo, tôi tiếp tục rút ra: lãnh đạo theo tình huống, lãnh đạo theo mức độ trưởng thành, lãnh đạo gây ảnh hưởng ...
Thôi kể lể lan man dài rồi, giờ đến phần chính: LÝ THUYẾT QUY KẾT. Trong cuộc sống, khi một vấn đề gì đó xảy ra như ví dụ của tôi ở trên, người ta hay muốn tìm hiểu nguyên nhân. Theo lẽ bình thường, con người bên ngoài sẽ hay đổi tại quy kết là do nguyên nhân chủ quan và người bên trong thì hay đổi cho nguyên nhân khách quan. Ở ví dụ: tôi là người trong cuộc sẽ đổi lỗi cho khách quan và chị Diệp người ngoài cuộc sẽ đổi lỗi cho chủ quan: "tôi chưa có kỹ năng lãnh đạo". Thực tế thì nguyên nhân ở đâu ? Cứ đổi qua đổi lại thế này không được. Chúng ta cần một công cụ để tìm ra nguyên nhân.
Tôi tạm gọi đó là công cụ xác định nguyên nhân hành vi. Công cụ đó bao gồm 3 tiêu chí:
- Sự riêng biệt: liệu một cá nhân có thể hiện cùng một hành vi trong những tình huống khác nhau ? Tính riêng biệt đề cập tới việc liệu một cá nhân có thể hiện cùng hành vi trong những tình huống khác nhau. Có phải tôi hôm nay cũng là người hay vỡ mộng không? Những gì chúng ta muốn biết là liệu hành vi này có phải là không thường xuyên hay không. Nếu đúng là không thường xuyên, thì người quan sát có thể quy kết hành vi này là do nguyên nhân bên ngoài. Nếu hành động này không phải chỉ diễn ra có một lần, thì có thể nó sẽ được đánh giá là có nguyên nhân bên trong.
- Tính liên ứng / sự nhất trí: nếu đối mặt với tình huống tương tự, mọi người có phản ứng giống nhau? Nếu phản ứng theo cách tương tự thì hành vi thể hiện sự liên ứng. Nếu mọi người đối mặt với những tình huống tương tự phản ứng theo cách tương tự, thì chúng ta có thể nói rằng hành vi thể hiện sự liên ứng. Hành vi vỡ mộng của tôi sẽ đáp ứng tiêu chí này nếu tất cả các thành viên khác cùng mong muốn đều vỡ mộng. Theo quan điểm quy kết, nếu như mức độ liên ứng là cao, thì nên quy kết sự vỡ mộng này của tôi là nguyên nhân bên ngoài; trái lại, nếu những người khác cùng mong muốn và đạt được, thì chúng ta sẽ kết luận đó là do nguyên nhân bên trong (tức là do tôi - không có kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo)
- Sự nhất quán: mức độ cá nhân phản ứng theo cùng một cách ở các thời điểm khác nhau.Người đó có luôn luôn phản ứng theo cùng một cách không? Ví dụ, tôi có ba lần cùng vỡ mộng. Hành vi càng nhất quán thì người quan sát càng có xu hướng quy nó về những nguyên nhân bên trong.
Một số nơi dịch kiểu khác:
(1) Tính phân biệt (distinctiveness): thể hiện một người có hành động theo cùng một cách trong các ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ, nếu một người nào đó lúc nào cũng than phiền, hay bất mãn trong các tình huống khác nhau thì tính phân biệt của họ thấp và ngược lại.
(2) Tính đồng nhất (consensus): xét đến cách cư xử của những người khác có giống với người mà chúng ta đang phán xét. Nếu những người khác cư xử tương tự, thì tính đồng nhất trong trường hợp này là cao và ngược lại.
(3) Tính kiên định (consistency): đề cập đến một người có cùng một cách cư xử ở những thời điểm khác nhau. Ví dụ, nếu một người hành động hấp tấp giống nhau ở những thời điểm khác nhau thì tính kiên định trong trường hợp này là cao và ngược lại.
Ví dụ thêm để chúng ta hiểu: Hãy hình dung một giám đốc sa thải nhân viên. Theo bản năng, chúng ta sẽ đặt câu hỏi: "Tại sao ông ta làm như vậy?", có phải là do nhân viên này vi phạm quy định của công ty hay là do ông giám đốc này không tốt và thiếu tình người?
Câu trả lời có thể là:
(1) do nhân viên vi phạm quy định (ý muốn chủ quan của nhân viên)
(2) do giám đốc thiếu lòng trắc ẩn (yếu tố khách quan).
Cách tìm nguyên nhân hành vi:
1. Nếu:
+ Sự riêng biệt: Thấp
+ Sự liên ứng: Thấp
+ Sự nhất quán: Cao
Nguyên nhân của hành vi là bên trong
2. Nếu:
+ Sự riêng biệt: Cao
+ Sự liên ứng: Cao
+ Sự nhất quán: Thấp
Nguyên nhân của hành vi là bên ngoài
Câu hỏi để đánh giá cao thấp như sau:
+ Sự riêng biệt: Liệu một cá nhân có thể hiện cùng một hành vi trong những tình huống khác nhau?
+ Sự liên ứng: Nếu đối mặt với tình huống tương tự, liệu mọi người có phản ứng giống nhau? (Nếu phản ứng tương tự thì hành vi sẽ thể hiện sự liên ứng)
+ Sự nhất quán: Mức độ cá nhân phản ứng theo cùng một cách ở các thời điểm khác nhau
Ví dụ: Một khách hàng than phiền về thức ăn, dịch vụ và trang trí nội thất của nhà hàng? Nguyên nhân là:
1. Nếu:
+ Sự riêng biệt: Thấp - Cá nhân này thường than phiền ở những nhà hàng khác
+ Sự liên ứng: Thấp - Những cá nhân khác không than phiền ở nhà hàng này
+ Sự nhất quán: Cao - Cá nhân này thường than phiền ở nhà hàng này ở mọi thời điểm
Nguyên nhân của hành vi là bên trong: Cá nhân này than phiền vì họ khó tính.
2. Nếu:
+ Sự riêng biệt: Cao - Cá nhân này không than phiền ở những nhà hàng khác
+ Sự liên ứng: Cao - Những người khác cũng than phiền về nhà hàng này
+ Sự nhất quán: Thấp - Cá nhân này ít than phiều ở nhà hàng này
Nguyên nhân của hành vi là bên ngoài: Cá nhân này than phiền vì nhà hàng tệ
Lưu ý: Chỉ cần 2 trong 3 yếu tố là có thể đủ để kết luận.
Nguồn: McShane S.L và Von Glinow M.A (2005) Organizational Behavior
Câu hỏi đặt ra cuối bài: việc VỠ MỘNG của tôi nguyên nhân từ đâu ?
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian trở thành tài sản quý giá mà ai… Read More
View Comments
Dạ vậy có trường hợp sự riêng biệt, sự đồng thuận, sự nhất quán đều thấp hoặc đều cao (có cả khách quan và chủ quan) không ạ? Nếu có thì quy kết vào nguyên nhân bên ngoài hay nguyên nhân bên trọng ạ?
Nhân viên Nam đi làm muộn ngày thứ 4. Quản lý trực tiếp của anh ta quan sát và đánh giá hành vi của anh ta như sau:
- Nam đến trễ trong cuộc hẹn với bạn bè, với khách hàng, và với đồng nghiệp
- Tại công ty, số lượng nhân viên đi làm muộn rất ít.
- Trong 3 tháng gần đây, đó là lần đi làm muộn đầu tiên của Nam.
Câu hỏi: Nam đi làm muộn ngày thứ 4 là nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan? Tại sao?
Ngày thứ 4 tức là 4 ngày liên tiếp hả bạn? Có vẻ như là nguyên nhân bên trong!