Anh bạn đồng nghiệp cũ của tôi làm trưởng phòng thiết kế một doanh nghiệp giày dép lớn. Mỗi năm, phòng của anh cho ra đời hàng trăm mẫu mã mới, mang lại doanh thu rất lớn cho công ty. Năm nào cũng vậy, phòng anh luôn được nhận mức thưởng thuộc tốp cao nhất công ty.
Nhưng đó là chuyện những năm trước, còn năm nay, tình hình đã khác. Lần gặp mới đây, anh rầu rầu kể: “Mấy đứa giỏi bỏ đi hết nên năm nay công ty làm ăn không có lãi. Tết này cũng không hy vọng gì được thưởng, nhiều lắm chắc chỉ 1 tháng lương cơ bản”. Thấy đây là chuyện khá tế nhị nên tôi không hỏi thẳng anh. Chỉ biết loáng thoáng là năm 2016, công ty không có sản phẩm “đinh” nào tung ra khuấy đảo thị trường như những năm trước. Những mặt hàng làng nhàng bán ế, phải giảm giá liên tục mà vẫn tồn kho.
Do đây là chuyện lạ nên tôi dò hỏi người trong ngành và được biết nguyên nhân vì sao “mấy đứa giỏi bỏ đi hết”. Anh bạn tôi quản lý khoảng 20 chuyên viên thiết kế. Các nhân viên chia thành nhóm nhỏ, làm việc theo cảm hứng sáng tạo và đơn đặt hàng của phòng kinh doanh. Là trưởng phòng, quản lý chung nên anh bạn không tham gia các nhóm thiết kế. Có nghĩa anh sẽ không được trích tỉ lệ phần trăm doanh số của sản phẩm mà chỉ được nhận thưởng theo quy định riêng của công ty.
Nghĩ rằng như vậy là thiệt thòi cho mình nên khi làm hồ sơ trích thưởng các sáng kiến, anh ghi thêm tên mình vào. Những lần đầu anh em không để ý nhưng sau đó có người phát hiện nên phản ứng. Họ nói sau lưng anh, cho rằng anh “sống ký sinh” trên mồ hôi công sức của họ. Anh nghe vậy thì tức tối, một mặt đi phân trần với mọi người để xoa dịu dư luận, một mặt tìm hiểu xem “đứa nào đầu têu” chuyện này để gây khó khăn, không trình ý tưởng của họ ra hội đồng sáng kiến của công ty.
Anh nhân viên bị ức hiếp nặng nề nhất chịu hết nổi nên nộp đơn xin nghỉ việc. Anh chàng này đầu quân sang một công ty đối thủ và bắt đầu rủ rê những người khác theo cùng. Hậu quả là đã có 8 chuyên viên thiết kế nghỉ việc. Kể cho tôi nghe chuyện này, một đồng nghiệp của anh bạn nói: “Chuyên viên thiết kế giỏi giờ đếm trên đầu ngón tay, vậy mà công ty mất một lúc từng ấy người, không sụp mới là chuyện lạ”.
Tôi nghe xong, nghĩ bụng nếu anh bạn vẫn giữ cung cách quản lý như cũ, đặc biệt là không bỏ được cái thói tham lam, ích kỷ của mình, thì chắc chắn không lâu nữa, người ra đi sẽ phải là anh.
Lê Hưng
Hôm nay tôi đọc được một bài hay nói về những chỉ số phải biết… Read More
Hỏi: Công ty mình quy mô nhỏ (12 người). Tương lai sẽ tăng gấp đôi.… Read More
Đây là một tình huống phổ biến tại công sở: ai đó trong nhóm đang… Read More
Theo Bộ luật lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020: Quy chế Lương là gì?… Read More
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More