Đêm khuya thanh vắng, chả biết up cái gì nên up cái này cho mọi người sợ. Cơ bản thì 2 từ này thường đi với nhau luôn. Trong Phân quyền có cả Ủy quyền. Mội số nơi thì trong Ủy quyền có Phân quyền. Chả biết đường nào mà lần. Mời mọi người cùng đọc so sánh dưới đây:

Phân Quyền Ủy Quyền
Định nghĩa Phân quyền là việc một người cấp quyền cho một người khác, quyền được cấp này có thể là quyền của mình cũng có thể không và thường là quyền thấp hơn quyền của mình.

Phân quyền là phân tán các quyền ra quyết định.

Phân quyền là hoạt động phân phối trách nhiệm thông qua chức năng của tổ chức và là một trong những quyết định quan trọng nhất trong quản lý. Phân quyền và việc ủy nhiệm công việc một cách chính thức để người được trao quyền chịu trách nhiệm những công việc cụ thể.

Phân quyền là quá trình chuyển giao một nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và giao phó quyền hành để họ thực hiện công việc

Ủy quyền là việc một người trao lại cái quyền của mình cho một người khác.

Ủy quyền là việc tạo cho người khác quyền hành và trách nhiệm để thực hiện một hoạt động nhất định .

Uỷ quyền là quá trình người quản trị cấp trên trao quyền ra quyết định và điều hành hoạt động cho cấp dưới trong một phạm vi nào đó. Hay ủy quyền đó là giao một phần công việc cho người dưới quyền chịu trách nhiệm thi hành và đồng thời giao cho họ quyền hành tương xứng với trách nhiệm được giao.

Ủy quyền là việc cán bộ quản lý cấp trên cho phép cán bộ cấp dưới có quyền ra quyết định về những vấn đề thuộc quyền hạn của mình, trong khi người cho phép vẫn đứng ra chịu trách nhiệm.

Chủ thể Cá nhân với cá nhân hoặc tổ chức với cá nhân
Hình thức Quyết định bổ nhiệm Giấy ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền
Quyết định ủy quyền
Giới hạn trách nhiệm Chỉ được thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền Chỉ được thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền
Lợi ích 1. Tăng thời gian cho nhà lãnh đạo
2. Phát triển khả năng, lòng nhiệt tình/nhiệt huyết
của cấp dưới
3. Tăng chất lượng công việc
4. Tăng quyền lực cá nhân
1 Thời gian: Tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý
2 Phát triển năng lực: Nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng) cho người được ủy quyền
3 Sự tin tưởng: Thể hiện sự tin tưởng vào người được ủy quyền
Nâng cao sự tự tin ở người được ủy quyền
4 Sự cam kết: Nâng cao sự cam kết ở người được ủy quyền
5 Thông tin: Quyết định được đưa ra, công việc được hoàn thành dựa trên nhiều thông tin hơn
6 Hiệu quả: Công việc được hoàn thành với hiệu quả hơn
7 Sự phối hợp: Tăng cường sự phối hợp giữa cấp trên và cấp dưới
Khi nào • Cấp dưới có  đủ thông tin, khả năng?
• Cấp dưới có đủ nhiệt tình, quyết  tâm?
• Khả năng phát triển của cấp dưới khi được giao việc?
• Cấp dưới hiểu, có cùng cách suy  nghĩ và đánh giá vấn đề?
• Có đủ thời gian để giao việc?
• Nhân viên có đủ năng lực để hoàn thành công việc hoặc được tăng cường năng lực sau khi thực hiện công việc
• Nhân viên có đủ thông tin để thực hiện công việc
• Để tăng cường sự cam kết của nhân viên với tổ chức và với người quản lý
• Để tăng cường sự chia sẻ các giá trị chung giữa nhân viên và người quản lý
Nguyên tắc • Giao việc rõ ràng và đầy đủ
- Mục tiêu mong muốn
- Những hướng dẫn
- Các nguồn lực
- Quyền hạn, trách nhiệm
- Những hậu quả có thể xẩy ra
• Cho phép cấp dưới tham gia vào quá trình giao việc
• Cân đối giữa trách nhiệm và quyền hạn
• Tạo được sự ủng hộ đối với công việc được giao
• Tập trung giám sát kết quả
• Giao việc một cách liên tục
• Tránh giao việc ngược
• Giao việc hiệu quả: Nhấn mạnh kết quả
chứ không phải phương pháp
1. Nhà quản lý và nhân viên phải hiểu kết quả kỳ vọng của công việc được ủy quyền
2. Làm rõ mức độ ủy quyền:  Nhà quản lý cân nhắc 5 mức độ ủy quyền:
- Người ủy quyền chỉ dẫn cụ thể cách thức thực hiện công việc cho người được ủy quyền
- Người ủy quyền ra quyết định với đề xuất của người được ủy quyền
- Người ủy quyền góp ý, người được ủy quyền ra quyết định
- Người được ủy quyền thực hiện trước, báo cáo sau
- Người được ủy quyền toàn quyền quyết định, báo cáo định kỳ.
3.  Người được ủy quyền được bàn bạc quá trình ủy quyền (trao đổi về những công việc được ủy quyền)
4.  Làm rõ quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của người được ủy quyền
5.  Ủy quyền một cấp
6.  Hỗ trợ người được ủy quyền: Quyền lực, Thông tin, Nhân lực, vật lực
7.  Ủy quyền một cách kiên định, đặc biệt khi có vấn đề xẩy ra
8. Tập trung vào kết quả công việc thay vì cách thức làm việc của người được ủy quyền
9. Tránh ủy quyền ngược
“Nhân viên: Công việc này không được thuận lợi như dự kiến, bây giờ phải làm thế nào hả anh?
Quản lý: Để tôi nghĩ rồi sẽ trả lời anh?

Đọc các định nghĩa mà tôi thấy hoang mang quá. Hình như 2 cái này không khác nhau. Dưới góc độ tôi hiểu về nhân sự (tổ chức) thì:
- Phân quyền là trao một hoặc nhiều quyền hạn và trách nhiệm để thực thi, giải quyết một hoặc nhiều công việc cho một vị trí nào đó.
- Ủy quyền là trao một hoặc nhiều quyền hạn và trách nhiệm để thực thi, giải quyết một hoặc nhiều công việc cho một người (cá nhân) nào đó.

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Đánh giá hiệu quả theo MBO (Management by Objectives) hoặc OJB

Khi tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc, bạn có thể gặp được… Read More

10 giờ ago

65% nhân viên tin rằng “lương được trả không công bằng”

74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More

17 giờ ago

Trẻ hóa đội ngũ nhân sự: Gen Z chỉ thích trao đổi 1-1

Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More

1 ngày ago

10 cách giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More

1 ngày ago

Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam

Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More

2 ngày ago