Nếu ở tình huống có phóng viên đến hỏi phòng Nhân sự như thế này, mọi người sẽ ứng phó ra sao ?
Công ty Trần Anh bị tố “om” tiền đặt cọc của người lao động
Phản ánh đến báo Gia đình Việt Nam, anh Trịnh Bá Bằng ở Tân Phú, Tân Kỳ, Nghệ An cho biết: Đầu tháng 8/2016, anh Bằng đọc được thông tin tuyển dụng vị trí nhân viên bán hàng trên website trananh.vn của công ty cổ phần thế giới số Trần Anh (gọi tắt là công ty Trần Anh) có địa chỉ tại 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Sau khi biết thông tin, anh Trịnh Bá Bằng đến công ty Trần Anh để nộp hồ sơ cá nhân xin đăng ký dự tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng. Kết quả sau đó anh Bằng trúng tuyển.
Ngày 23/8/2016, anh Bằng được công ty Trần Anh ký hợp đồng thử việc 3 tháng và phân bổ làm nhân viên bán hàng cho chi nhánh của công ty này tại địa chỉ Số 1, Quốc lộ 32, Minh Khai, Bắc Từ Liêm – Hà Nội.
Anh Bằng cho biết, theo yêu cầu của công ty, khi được ký hợp đồng thử việc 3 tháng, anh phải đóng cho công ty Trần Anh 5000.000 đồng và 1 triệu đồng tiền quần áo đồng phục. Theo anh Bằng thì đây là số tiền công ty Trần Anh bắt buộc anh phải đóng và xem như là tiền “đặt cọc”.
“Tuy nhiên, khi ký hợp đồng, tôi không được cầm một loại giấy tờ nào ngoài giấy đóng số tiền 5000.000 đồng này”, anh Bằng cho hay.
Anh Trịnh Bá Bằng kể tiếp, anh bắt đầu làm việc tại địa chỉ nói trên từ ngày 23/8/2016 với mức lương thử việc là 2,3 triệu đồng. Đến ngày 14/11/2016, anh Trịnh Bá Bằng chính thức đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Theo phản ánh của anh Bằng: “Sau khi chính thức chấm dứt hợp đồng với công ty Trần Anh, tôi được người phụ trách, quản lý nhân sự tại đây mời lên làm các thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng và thủ tục cần thiết để nhận lại số tiền 5000.000 đồng mà tôi đã nộp trước đó cho công ty Trần Anh.Tuy nhiên hơn 1 tháng trôi qua, tôi đã nhiều lần kiến nghị lên công ty Trần Anh nhưng vẫn chưa được giải quyết”.
Thông tin ghi trên tờ phiếu thu tiền có con dấu của công ty Trần Anh mà anh Trịnh Bá Bằng cung cấp ghi rõ, lý do nộp tiền là “thu tiền ký quỹ NV Trịnh Bá Bằng”. Các chữ ký của người lập phiếu thu và kế toán trưởng ký trên giấy rất sơ sài.
Anh Bằng bức xúc cho biết: “Tôi nhiều lần đến công ty yêu cầu giải quyết để nhận lại số tiền trên nhưng phía công ty khất lần. Họ cứ hẹn tôi hết lần này đến lần khác nhưng chưa thực hiện. Trong khoảng thời gian tôi làm việc tại đây không hề vi phạm nội quy, quy chế của công ty”.
Để làm rõ những phản ánh của anh Trịnh Bá Bằng, sáng 28/12/2016, phóng viên đã có buổi trao đổi với quản lý bộ phận nhân sự điện máy Trần Anh tại chi nhánh Bắc Từ Liêm. Tại đây, chị Trần Thị Thu Trang cho hay: “Giấy nộp 5000.000 đồng tôi không phải là người trực tiếp thu nên tôi không biết và không trả lời về vấn đề này. Số tiền này do trên tổng công ty thu và không biết đóng vào múc đích gì. Tất cả hồ sơ của anh Bằng đã được tôi hoàn thiện và gửi lên tổng công ty”.
Chị Trang cho biết thêm, theo quy trình thì sau khi người lao động chấm dứt hợp đồng thì phía công ty sẽ giải quyết tất cả các thủ tục trong vòng 1 tháng.
“Việc giải quyết hồ sơ, hoàn trả lại tiền đặt cọc cho người lao động bị chậm trễ là do bộ phận nhân sự tại tổng công ty Trần Anh thay đổi người liên tục. Phóng viên muốn tìm hiểu kỹ về vấn đề này thì lên tổng công ty để làm việc” – chị Trang nói.
Trung tâm điện máy Trần Anh nơi anh Bằng làm việc
Phiếu thu tiền cho thấy Công ty Trần Anh đã thu của anh Bằng số tiền 5.000.000 đồng
Chị Trần Thị Thu Trang - Phụ trách nhân sự Chi nhánh Trần Anh tại Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Hà Long
Nguồn: giadinhvietnam.com/dieu-tra-don-thu/cong-ty-tran-anh-bi-to-om-tien-dat-coc-cua-nguoi-lao-dong-d105664.html
Theo mọi người chị Trang làm như vậy ổn chưa ?
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More
Làm HR có thể không biết đối thủ nhưng HRM và HRD thì với tôi,… Read More
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More
NỘI QUY QUÁN ĂN * Làm bể tô 50.000₫ * Làm bể ly 30.000₫ *… Read More
Mới đây tôi đọc được một bài chia sẻ về tình huống của một anh… Read More
View Comments
Theo như em biết thì việc Công ty yêu cầu nhân viên đặt cọc là vi phạm luật (phạt từ 10-20tr gì đó). Em không nhớ là điều bao nhiêu, bộ nào.
Về phần chị Trang nói thì em thấy không đúng:
- Số tiền tổng thu không rõ mục đích gì. Công ty phải có quy định thì bên hành chính mới thu. Nói là không rõ là không hợp lý.
- Không phải là người thu tiền nên không biết và không trả lời vấn đề này là sai. Cùng phòng ban và có trách nhiệm giải quyết là giải quyết được.
Mình thì nghĩ cách trả lời của chị ý là khá ổn.
Theo mình thì Công ty muốn nhân viên ký quỹ thì phải cho nhân viên tự viết giấy cam kết xin gửi số tiền. (Ghi số tiền) gửi tai công ty và khi nào không còn nguyện vọng làm việc tại công ty nữa thì sẽ nhận lại số tiền trên. Vấn đề đặt cọc là nhân viên tự nguyện và cam kết không được kiện công ty vì bất cứ lý do gì như thế công ty sẽ tránh được vấn đề pháp lý.