Bài viết ni bắt nguồn từ bài: Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì ? - https://goo.gl/0Bg12p ngày 6/2/2014. Trong bài viết tôi có đưa ra cái nhận định: "Tóm lại khi nghỉ việc theo kiểu sa thải thì người lao động sẽ không phải chịu phạt gì. Còn nghỉ việc theo kiểu không đúng luật thì lại bị đủ thứ. 2 thứ đều là nghỉ việc chỉ khác 1 cái là thắng sa thải thì không có đơn xin nghỉ còn thằng không đúng luật thì có đơn xin nghỉ. Luật có vẻ mâu thuẫn ở chỗ này nhỉ ?" Sau đó bài viết được update bởi bài: Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì – update 2015? - https://goo.gl/KR1F9w. Bài update này lại tiếp tục nâng thêm hình phạt cho người lao động nghỉ việc trái luật (có đơn xin nghỉ nhưng tự ý nghỉ việc trước khi đủ số ngày theo luật; hoặc không đúng lý do):
- bảo hiểm thất nghiệp không được hưởng.
- bồi thường nửa tháng lương
- bồi thường tiền lương những ngày không báo trước
- hoàn trả chi phí đào tạo
nhưng sa thải vẫn không thấy ai động đến. Tức là bị Sa Thải thì quyền lợi tốt hơn là Nghỉ việc trái luật.
Câu hỏi về sự mâu thuẫn này vẫn thế cho đến hôm qua tôi đọc được comment của anh TP trong bài viết Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì ? - https://goo.gl/0Bg12p. Anh comment như sau: "Em đã hỏi thanh tra bộ vấn đề công nhân tự ý nghỉ việc và không quay lại. Từ trước đến nay mọi người vẫn sử dụng phương án SA THẢI nhưng vì nó hơi phiền phức thủ tục và hồ sơ. Thanh Tra Bộ xác nhận không cần làm như vậy. Trong trường hợp này, Công ty chỉ cần làm thủ tục chấm dứt hợp đồng với lí do người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. trong công văn nêu rõ, Công ty phải thông báo cho người lao động 3 lần bằng phone or bưu điện. sau 3 lần mà ko đến thì sẽ ra quyết định theo điều 41 và điều 43 luật lao động."
Tôi thấy lạ quá liên viết mail cho anh hỏi kỹ hơn:
Dear anh,
Mình có đọc bình luận của anh trên blognhansu.net về trường hợp nghỉ việc quá 5 ngày nhưng không cần phải Sa thải. Anh vui lòng cho mình xin công văn đó nhé. Nếu được cũng xin phép anh update công văn đó lên blog luôn?
Thanks
HC
Và tôi đã nhận được câu trả lời của anh:
Dear anh Cường và các ACE,
Hôm vừa rồi bên tỉnh mình có đối thoại doanh nghiệp với Bộ LĐ & Cục An Toàn LĐ.
Mình có gặp Bác Tùng – Thanh tra Bộ và nói chuyện, sau buổi nói chuyện thì mình về làm công văn để làm bằng chứng để doanh nghiệp làm việc đơn giản hơn.
Ngoài vấn đề này ra, thì mình có hỏi về phụ cấp cho đọi trưởng + phó đội PCCC và phụ cấp cho đội An toàn vệ sinh viên: Bác cũng trả lời là không phải tham gia BHXH cũng như tính Ovt cho khoản này, mà mình được biết là 1 số nhà máy bị 3rd audit finding ra lỗi này: ( ITS, BV, SGS …)
( Xin chia sẻ với mọi người vài thông tin, cảm ơn cả nhà quan tâm, ai có thông tin gì mới thì mong mọi người chia sẻ ) – Mình xin phép che tên công ty nhé.
Link full: http://blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2016/10/cong-van-khong-can-sa-thai.png
Tiếp mail sau, tôi lại đọc được nội dung trả lời của chị Yến:
Dear các ACE,
Thật ra thì trước đây (2013) bên mình cũng đã có hỏi về việc này, và cũng được trực tiếp Bác Tùng - lúc đó còn là Phó chánh Thanh tra Bộ trả lời (trực tiếp và cũng qua đường Công văn)
Nội dung của công văn trả lời thì cũng giống như Công văn mà Mr. Thanh vừa gửi.
Tuy nhiên, khi về làm việc với Sở, thì họ ko chấp nhận.
Và trong các cuộc gặp sau đó với cô Minh, thì cô cũng bác cái công văn này.
Túm lại là bên mình lại phải thực hiện theo cách Sa thải :)
Sự việc trở thành lạ lùng khi người bảo có, người nói không. Anh TP tiếp tục reply:
Hi Chi Yen,
Quan điểm sa thải trong trường hợp này đang đc mọi nhà máy áp dụng.
Em cũng nói chuyện với Cô Minh ( Vụ trưởng lao động tiền lương ) và cô cũng confirm same Bác Tùng tại hôm hội thảo vừa rồi.
Từ trước đến giờ, Em vẫn tư vấn cho nhà em là ko áp dụng hình thức sa thải ( Công ty bên mình là FDI) – vừa mệt cho doanh nghiệp cũng như HR.
Thế nên em bên em tự chế cho Công nhân viết đơn xin nghỉ cho đúng luật và thanh toán dâyd đủ lương. Cái này bên mình làm tốt công tác tuyên truyền để công nhân viết đơn đàng hoàng để đc các chế độ ( thất nghiệp cũng nhưe ko bị trừ lương )
Còn giờ có Công văn này thì cứ apply thôi. He he. Nhưng khuyên các nhà máy vồn FDI nhé - Cứ trả hết lương cho người lao động nha, hạn chế trừ lương của dân nghèo. hihi
Mọi người thấy sao ? Nếu Sa Thải vì nghỉ việc quá số ngày quy định = Nghỉ việc trái luật lao động thì dường như công bằng hơn. Tức là Sa Thải lúc này sẽ bị:
- bảo hiểm thất nghiệp không được hưởng.
- bồi thường nửa tháng lương
- bồi thường tiền lương những ngày không báo trước
- hoàn trả chi phí đào tạo
Rất mong nhận được thêm comment của mọi người về tình huống này!
Update 05/11/2024: Giờ đã có phiên bản luật lao động 2019. Thân mời cả nhà cùng đọc tình huống tương tự ở thời điểm này. Chi tiết bài: Nhân viên tự ý nghỉ việc 5 ngày thì xử lý thế nào: Sa thải, chấm dứt đúng luật hay yêu cầu bồi thường?
Năng suất lao động là khái niệm không còn xa lạ trong đời sống kinh… Read More
Tiểu Lý là một cô gái trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm… Read More
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi… Read More
Tình huống: "Hiện em đang làm HR cho một nhà máy ở tỉnh của một… Read More
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More
View Comments
Dear anh Cường
Anh cường ơi, anh có công văn này chưa ạ. Cho em xin 1 bản để tham khảo với ah. EM cảm ơn anh trước.
Vâng. Trong bài có ảnh công văn đấy anh!
Dear anh Cuong.
Cho Khanh xin cong van voi nhe. Trong bai khong thay hinh.
Cam on nhieu.
Tran Van Khanh.
Mail: Bds.khanh@gmail.com
Dt 0934111324
Dear chị,
Chị dùng trình duyệt gì (fire fox, chorme ...) ? Công văn Cường nhận được chỉ là cái file ảnh (có đường link ở dưới) thôi chị ạ.
Brgs
HC
Em xin phép được bình luận về công văn trả lời của Thanh tra Bộ LĐTBXH như sau ạ:
I. Căn cứ Điều 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 quy định như sau:
"Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
II. Theo quy định của Nghị định 39/2013 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành lao động thương binh xã hội quy định:
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
5. Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
6. Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
7. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
4. Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo phân công.
5. Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của các cơ quan này có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết.
6. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
8. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn thanh tra.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
III. Căn cứ Quyết định số 614 /QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐTBXH ban hành ngày 16/4/2013 về VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA BỘ (xin tham khảo tại link http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-614-QD-LDTBXH-quy-dinh-ve-Thanh-tra-Bo-Lao-dong-Thuong-binh-va-Xa-hoi-182012.aspx), không quy định Thanh tra Bộ LĐTBXH có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Vậy nên việc áp dụngj quy định của BLLĐ 2012 như hướng dẫn của Thanh tra Bộ LĐTBXH là không có cơ sở pháp lý vì Thanh tra Bộ LĐTBXH không phải là cơ quan có thẩm quyền ra văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lao động.
Cho mình hỏi về trường hợp công ty mình. Có 1 nhân viên ký hợp đồng 6thang, tham gia bảo hiểm đầy đủ, nghỉ việc từ 01/11/2016 không có lý do, không viết đơn xin. Cty có gửi thông báo qua email yêu cầu đến cty để giải trình lý do và viết đơn xin phép nếu có lý do chính đáng. Tuy nhiên người đó vẫn không đến. Đến ngày 11/11/2016 thì có chuyển phát nhanh 1 cái đơn xin nghỉ việc tới cty. Tuy nhiên cty vẫn chưa ký xác nhận. Về trường hợp của nhân viên này thì cty đủ điều kiện ra quyết định sa thải. Tuy nhiên, thủ tục đó khá rắc rối và mất thời gian. Vậy thì trong trường hợp này, có thể được xem như người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật không? (vì có đơn xin nghỉ làm, và họ đã nghỉ trước đó rồi). Và nếu áp dụng hình thức này, cty mình nên làm gì? sẽ ra văn bản gì để có thể chấm dứt quan hệ lao động với nhân viên này? Chân thành cảm ơn.
Hi chị,
Chị đọc nội dung bài viết và comment thì hẳn đã rõ. Chắc ăn thì nên sa thải. Còn không thì cần có công văn hỏi Sợ và bộ để họ trả lời rồi làm theo công văn đó chị ạ.