Sáng ra a Tổng a gửi cho bài này đọc: "Làm bạn" với nhân viên là một sai lầm!. Thấy hay nên up cho mọi người cùng tham khảo.
Bài học lãnh đạo: "Làm bạn" với nhân viên là một sai lầm!
Chris Myers - đồng sáng lập, CEO Hãng cung cấp giải pháp quản lý tài chính cho doanh nghiệp nhỏ BodeTree - đã có những trải nghiệm "nhớ đời" mới có thể hiểu ra được chân lý ngỡ như rất đơn giản này.
Khi mới bắt đầu sự nghiệp, Chris Myers làm việc cho một nhà quản lý được miêu tả là một người “không thể che giấu sự coi thường nhân viên” và vì vậy nên “không bao giờ biết hài lòng”. Kết quả là, những người dưới quyền không thể hiểu được hành động của nhà quản lý đó được định hướng bởi những giá trị gì.
Tránh trở thành một nhà lãnh đạo giống như vậy, khi sáng lập nên BodeTree, Chris Myers muốn xây dựng một môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá cao, được trao quyền và hạnh phúc khi là một phần của đội ngũ. Tuy nhiên việc muốn làm bạn với nhân viên lại khiến Myers phạm sai lầm theo một hướng khác: để né tránh xung đột, những kỳ vọng mà ông thiết lập trở nên quá mơ hồ.
Bài học mà Chris Myers rút ra được qua câu chuyện này là: nhân viên cần một lãnh đạo chứ không phải một người bạn. Sau đây là những chia sẻ của Chris Myers trên Forbes về “bài học xương máu” này:
Đừng ích kỷ
Là lãnh đạo, bạn muốn các thành viên trong đội cảm thấy thoải mái và vui vẻ, nhưng bạn không thể tạo cơ hội cho họ phát triển mà không thúc đẩy họ. Nếu không đặt ra những kỳ vọng, “đẩy” nhân viên ra khỏi “vùng an toàn” và buộc họ phải chịu trách nhiệm, bạn đã thất bại trong vai trò một nhà lãnh đạo. Trong trường hợp này, việc cố gắng trở thành bạn thân của tất cả mọi người lại là một hành động ích kỷ.
Lãnh đạo là người giúp nhân viên trở nên tốt hơn. Vì vậy, hãy làm tất cả những gì có thể để phục vụ mục đích đó, dù khó khăn đến đâu.
Tránh xung đột chỉ làm mọi thứ tệ hơn
Tránh né xung đột bằng cách “hy vọng mọi người sẽ làm điều đúng đắn” thường không mang đến lợi ích gì ngoài việc khiến tình huống xấu trở nên tệ hơn. Thay vào đó, nhà lãnh đạo phải nêu rõ ràng kỳ vọng của mình.
Chẳng hạn, tại BodeTree, chúng tôi có giờ làm việc linh hoạt. Giờ làm việc chính thức là từ 8h sáng đến 5h chiều, nhưng mọi người vẫn có thể chọn làm việc từ 8h30 đến 5h30. Tuy nhiên, vì tính chất công việc, tôi muốn một số nhân viên phải có mặt đúng 8h.
Tôi từng cảm thấy khó khăn khi quyết định có nên nói ra kỳ vọng này hay không. Lý do thứ nhất là, tôi hy vọng mọi người sẽ tự giác chấp hành “mệnh lệnh ẩn” này. Thứ hai, tôi ghét phải thiết lập 2 tiêu chuẩn cùng lúc. Cuối cùng, tôi quyết định không nói ra điều mình kỳ vọng. Và dĩ nhiên, cách tiếp cận này không phát huy hiệu quả.
Trong khi đó, lẽ ra điều tôi cần làm chỉ đơn giản là giải thích tình hình với tất cả thành viên trong đội ngũ và nói ra điều mình mong muốn. Sự mơ hồ đến từ việc né tránh xung đột chỉ gây ra nhầm lẫn và thất vọng.
Chấp nhận sự cô đơn khi làm lãnh đạo
Nhiều người cho rằng mô hình lãnh đạo giống như hình kim tự tháp, nghĩa là nhà lãnh đạo sẽ ở vị trí cao nhất và được tất cả mọi người “phụng sự”. Tuy nhiên, mô hình đúng phải giống như hình kim tự tháp ngược: toàn bộ công ty/tổ chức dựa vào nhà lãnh đạo – người sẽ hỗ trợ cho nỗ lực của cả tập thể.
Một thực tế không thể phủ nhận là, vai trò lãnh đạo luôn đi kèm với sự cô đơn. Đừng “làm hại” mọi người bằng cách cố gắng trở thành bạn bè với họ. Nhà lãnh đạo phải đặt người khác lên trước bản thân mình, và đặt cả đội ngũ lên trước các lợi ích của cá nhân. Điều này đòi hỏi bạn phải có tinh thần kỷ luật, sự hy sinh và lòng can đảm.
Theo Doanh nhân Sài gòn
Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More