Update luật nóng hổi đây bà con cô bác. Câu hỏi đặt ra trong bài viết này là: "Sa thải người lao động không đúng luật có thể bị gì ?". Câu trả lời hot nhất: có thể bị phạt tới 200.000.000 VND (để nhiều số 0 cho nó máu, ngắn gọn là 200 triệu) hoặc bị đi tù đến tận 3 năm. Nghe có vẻ như vô lý vì rõ ràng: Tôi thuê người ta vào làm, giờ tôi không thích thì tôi có quyền đuổi chứ ? . Rất tiếc là cái lý lẽ tưởng là tự nhiên này không được pháp luật tán thành hoàn toàn. Lý lẽ để không tán thành thì nhiều, chúng ta sẽ không bàn. Cứ coi như luật quy định thế thì ta phải làm thế.
Thôi chốt để không dài dòng, cái căn cứ nào để nói "tội sa thải không đúng luật có thể bị đi tù" ở đâu ? Nó căn cứ vào Điều 162 - Bộ luật hình sự. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ai muốn xem kỹ thêm vui lòng vào đây: http://goo.gl/QZmwBE
Lời bình: Bộ luật hình sự này dùng từ SA THẢI có vẻ như không đúng. Theo tôi phải là CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. Vì theo luật lao động, SA THẢI tức là người lao động vi phạm kỷ luật nhiều lần hoặc tự ý bỏ việc quá 5 ngày hoặc có hành vi trộm cắp tiết lộ bí mật. Đã dùng đến hình thức SA THẢI tức là đúng luật. À khoan ... Hay bộ luật này đang muốn nói đến việc Áp dụng hình thức Sa Thải không đúng luật tức là người lao động chưa vi phạm kỷ luật nhiều lần hoặc tự ý bỏ việc nhưng chưa quá 5 ngày hoặc không trộm cắp nhưng bị vu cho trộm cắp nhưng đã đuổi người ta đi theo hình thức SA THẢI ?
Haizz. Khó hiểu quá. Vậy sau rốt, ý của điều 162 này về nghĩa của từ SA THẢI là gì nhỉ ? Là:
- Chấm dứt hợt đồng lao động ? (theo hướng thân thiện, tích cực, chấm dứt hợp tác, hết cơ hội được cùng làm việc)
- Hay đuổi việc ? (theo hướng tiêu cực, không muốn hợp tác, sợ phải hợp tác)
Tiếng Việt của chúng ta quả thực phong phú. Đuổi việc cũng có thể coi như là chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải.
Câu hỏi mở rộng hơn: Thế sa thải người lao động không đúng luật thì bị gì ? đồng nghĩa với câu hỏi : chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì bị gì ?
Câu trả lời:
- Phải nhận NLĐ trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
- Trong trường hợp NLĐ không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định như trên, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 BLLĐ (trợ cấp thôi việc).
- Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc và NLĐ đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường (quy định tại đoạn 1 trên) và trợ cấp thôi việc theo Điều 42 BLLĐ, hai bên thỏa thuận về khoản bồi thường them cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
- Đối với trường hợp NSDLĐ ban hành quyết định sa thải trái luật, các chế tài cũng áp dụng như trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật.
Câu trẳ lời ngắn gọn vậy nhưng đó chỉ là Luật, từ mấy gạch đầu dòng đó, chúng ta có ít nhất 1 cái thông tư điều chỉnh: Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH
Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc hoặc mất việc làm.
2. Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động cuối cùng không được tính trợ cấp thôi việc. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A làm việc liên tục theo ba hợp đồng lao động tại công ty B; hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2004 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2004 (01 năm); hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng, được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2007 (03 năm); hợp đồng lao động thứ ba không xác định thời hạn, được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (08 năm) thì bà A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Bà A được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi Bà A chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba là 4.500.000 đồng/tháng.
Do hợp đồng lao động thứ ba (hợp đồng lao động không xác định thời hạn) bà A đơn phương chấm dứt trái pháp luật, nên thời gian bà A làm việc theo hợp đồng lao động thứ ba (08 năm) không được tính hưởng trợ cấp thôi việc. Trợ cấp thôi việc đối với bà A được tính như sau:
- Thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc của bà A đối với 02 hợp đồng trước là: 01 năm + 03 năm = 04 năm (từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2007);
- Số tiền công ty B chi trả trợ cấp thôi việc cho bà A là: 04 năm x 4.500.000 đồng/tháng x 1/2 = 9.000.000 đồng.
3. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần trước khi phục viên, trợ cấp xuất ngũ đối với người lao động có thời gian làm việc ở đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 bao gồm: thời gian người lao động làm việc thực tế tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhà nước khác.
4. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm dưới 18 tháng thì trợ cấp mất việc làm của người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn C làm việc tại công ty D từ ngày 01 tháng 9 năm 2007, đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, do thay đổi công nghệ sản xuất Công ty không thể bố trí được việc làm cho ông C và phải chấm dứt hợp đồng lao động. Ông C được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước ông C mất việc làm là 4.500.000 đồng/tháng. Trợ cấp mất việc làm đối với ông C được tính như sau:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là: 08 năm 04 tháng – 07 năm = 01 năm 04 tháng (16 tháng).
- Số tiền Công ty D chi trả trợ cấp mất việc làm cho ông C ít nhất bằng 02 tháng tiền lương (4.500.000 đồng/tháng x 2 = 9.000.000 đồng).
5. Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ví dụ 3: Ông Nguyễn Thành H làm việc cho công ty P từ ngày 01 tháng 6 năm 2002. Năm 2006, công ty P sáp nhập với công ty Q thành công ty PQ và chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 2006; ông H tiếp tục làm việc tại công ty PQ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì ông H phải thôi việc do công ty PQ thay đổi cơ cấu tổ chức. Ông H được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi ông H mất việc làm tại công ty PQ là 5.400.000 đồng/tháng. Trợ cấp mất việc làm đối với ông H được tính như sau:
- Thời gian làm việc thực tế của ông H tại công ty P là 04 năm 04 tháng; tại công ty PQ là 9 năm 03 tháng. Tổng thời gian làm việc thực tế là: 13 năm 07 tháng;
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là: 13 năm 07 tháng – 07 năm = 06 năm 07 tháng, làm tròn thành 07 năm;
- Số tiền công ty PQ chi trả trợ cấp mất việc làm đối với ông H là 07 năm x 5.400.000 đồng/tháng = 37.800.000 đồng.
Ai muốn xem full thông tư vui lòng vào: http://goo.gl/8nWYAe
Cuối cùng, để kết thúc 1 bài dài về luật, thân mời mọi người cùng đọc một tình huống thực tế khi công ty bị kiện vì kết thúc hợp đồng lao động trái luật và thu thì bị gì ở đây: http://goo.gl/CJozMl. Chúc mọi người buổi chiều thú vị.
Update 24/06/2023: Đã 7 năm trôi qua. Giờ luật lao động đã có phiên bản mới nên tôi bổ sung chút cho bài viết.
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động sẽ nhận được bao nhiêu tiền bồi thường?
Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng theo quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 nêu trên) thì người lao động sẽ nhận được các khoản tiền sau:
- Trường hợp 1: Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nhưng sau đó nhận lại người lao động vào làm việc:
+ Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
+ Được trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Được trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước khi công ty vi phạm về thời hạn báo trước.
- Trường hợp 2: Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc:
+ Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
+ Được trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Được trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước khi công ty vi phạm về thời hạn báo trước.
+ Được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trường hợp 3: Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý:
+ Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
+ Được trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Được trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước khi công ty vi phạm về thời hạn báo trước.
+ Được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Được trả một khoản tiền bồi thường thêm theo thỏa thuận của hai bên nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Lưu ý: Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp 2, trường hợp 3 thì người lao động còn nhận lại được các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình mà người sử dụng lao động chưa thanh toán (như tiền lương thưởng chưa thanh toán, tiền trợ cấp khác…) theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
Bạn vui lòng xem chi tiết tại bài: Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải bồi thường những gì?
Nguyễn Hùng Cường
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More
Làm HR có thể không biết đối thủ nhưng HRM và HRD thì với tôi,… Read More
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More
NỘI QUY QUÁN ĂN * Làm bể tô 50.000₫ * Làm bể ly 30.000₫ *… Read More
Mới đây tôi đọc được một bài chia sẻ về tình huống của một anh… Read More
View Comments
Điều này chắc ít người biết. Nghe sa thải là mấy ông công nhân đã sợ mất việc rồi. Biết gì mà kiện nữa, chắc quay ra chửi bới vài câu thôi.
Chào anh Cường, anh cho em hỏi chút xíu. Trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc 15 ngày liên tục không đi làm, ngày thứ 16 vô công ty lại đi làm (15 ngày đó là đi công ty khác làm), trong trường hợp này nếu công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với lý do NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, tự ý bỏ việc 15 ngày và yêu cầu bồi thường 30 ngày không báo trước + lý do nghỉ việc không chính đáng thì có hợp lý không? Bởi vì nếu cty ra quyết định sa thải vì bỏ việc 5 ngày thì NLĐ vẫn lãnh đủ lương mà không phải bồi thường gì, như vậy sau này nhiều công nhân sẽ nghỉ việc theo kiểu như vậy. Thành ra khỏi cần viết đơn thôi việc với lý do thời gì cả, cứ nghĩ ngang 2 tuần 3 tuần 1 tháng đi làm công ty khác thấy không hợp lại quay lại 1 2 ngày chờ công ty sa thải là coi như nghỉ đúng luật, em thấy bất hợp lý. Phiền anh Cường tư vấn chút xíu. Cám ơn anh.
Giờ luật 2019 đã update rồi bạn ạ. Nếu nghỉ quá 5 ngày liên tiếp là công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Thủ tục không giống như sa thải nữa.
Chào anh Cường!
Em là 1 HR mới vào nghề chưa được lâu và làm HR trong lĩnh vực Resort, hôm nay em có một vấn đề nhờ anh tư vấn như sau:
Ngày 15/10/2015 Công ty em có ký thỏa thuận hợp tác với NLĐ thử việc trong 3 tháng chức danh trưởng bộ phận Buồng phòng, nhưng sau 3 tháng công ty vẫn không có đánh giá cũng như không tiến hành ký HĐLĐ cho người này vì trên thực tế Resort mới hoạt động đang trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nên nhân sự chưa ổn định. Đến 31 tháng 3 bên em tiến hành đánh giá đề nghị ký HĐLĐ cho người này thì người này xin tạm hoãn ký HĐLĐ vì đang hưởng trợ cấp thất nghiệp 6 tháng (có biên bản của hội đồng bình xét nhưng không ký xác nhận). Một thời gian sau do người này làm việc sa sút không hiệu quả và còn làm mất tài sản trong phòng (tivi) nên Công ty đã cho nghỉ việc và có tiến hành trừ tiền bồi thường mất tivi nhưng không quá 30% lương (không có biên bản kỷ luật). Sau đó NLĐ đã khiếu nại về việc công ty trừ tiền và không ký HĐLĐ và đề nghị đền 2 tháng lương theo Luật lao động. Vậy anh cho em hỏi Công ty trừ tiền như vậy là sai hay đúng và có nên bồi thường cho người này theo như yêu cầu không? Hay nếu công ty chỉ hỗ trợ 1/2 tháng lương có được không? Mong anh trả lời giúp em.
Em cám ơn anh!
Tình huống này theo mình nên xem xét xem người lao động đã ký vào đơn xin thôi việc chưa? Nếu đã ký thì đó là chấm dứt hợp đồng đúng luật. Và chúng ta không phải bổi thường gì mà chỉ làm các thủ tục đúng luật lao động.