Lý thuyết nhân sự – câu hỏi ôn thi tốt nghiệp môn quản trị nhân lực trường Đại học Lao động xã hội

Câu hỏi này của một bại học Nhân sự trường Lao động Xã hội từ lâu lắm rồi giờ mới tiện trả lời. Thành thật xin lỗi bạn.

Em chào anh ạ.

Lúc trước em có gửi mail đến nhờ a tư vấn, và tình cờ em tìm được fb của a ạ Em là sv sắp đc ra trường và rất hâm mộ a ạ Anh có thể giúp em được không a? Em có 1 chút khó khăn mong a sẽ giúp em bằng kinh nghiệm của a ạ. Anh giúp em với nhé.

1. Anh có thể chỉ giúp em các bước cơ bản cần phải làm để xây dựng 1 hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho cty.
Trả lời: Em xem tạm cái lưu đồ xây dựng KPI dưới đây nhé.

Thực ra câu hỏi của em là hệ thống đánh giá thực hiện công việc chứ không phải hệ thống đánh giá KPI. Vì thế lưu đồ trên chỉ là ví dụ. Còn cơ bản thì vẫn là:

Bước 1: Xác định
- mục tiêu công ty
- cách thức đánh giá
Bước 2: Xây dựng
- phương án đánh giá
- quy trình đánh giá
- các tiêu chí đánh giá
Bước 3: Tiến hành
- đào tạo đánh giá
- triển khai đánh giá theo quy trình
Bước 4: xem xét điều chỉnh lại các bước trên.

2. Khi thực hiện xây dựng bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công viêc, bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc, sẽ cần phải lưu ý điều gì? tại sao?
Trả lời: Câu hỏi này dễ, dưới đây là 9 lưu ý và lý do. Em đọc tham khảo thêm.

1. Không nên để chức danh không chuẩn hoá, khó hiểu:
Khi tuyển dụng sẽ làm cho người lao động không hình dung được công việc. Do đó, ta có thể bỏ lỡ cơ hội tìm được ứng viên phù hợp. Điều này dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc mà lại không tuyển được người như mong muốn.

2. Không nên mô tả những việc không làm trong thực tế :
Điều này sẽ làm sai lệch giá trị của công việc, dẫn đến thiếu chính xác và công bằng trong trả lương.

3. Không nên mô tả quá chi tiết và/hoặc có quá nhiều thông tin:
Bản mô tả công việc sẽ nhanh chóng bị lỗi thời vì các hướng dẫn, quy định… thì thường xuyên thay đổi. Mặt khác, quá nhiều thông tin trong bản mô tả làm cho người lao động khó xác định được những công việc chủ yếu mà họ phải làm là gì.

Đối với các trách nhiệm công việc chủ yếu, ta nên tóm ra từ 5 - 7 các nhiệm vụ lớn và với mỗi nhiệm vụ ta có thể sử dụng từ 2- 3 các đầu công việc nhỏ để diễn giải, làm rõ ý. Các câu không nên dài quá 2 dòng và hãy bắt đầu bằng một động từ.

4. Không mô tả các kiến thức, kỹ năng… mà người lao động đang có:
Vì nếu làm như vậy thì sẽ không ai có thể làm được mô tả công việc trừ người được mô tả.

5. Không sử dụng những thuật ngữ viết tắt, khó hiểu:
đặc biệt là về các lĩnh vực chuyên ngành….sẽ gây khó khăn cho người đọc để hiểu những gì ta muốn truyền đạt. Trong mọi trường hợp có thể, ta nên diễn giải, cụ thể những thuật ngữ này bằng những từ ngữ trong sáng, dễ hiểu hơn

6. Không nên cho rằng bản mô tả công việc là bất biến và không thay đổi :
Nội dung công việc của từng vị trí thay đổi theo sự thay đổi của tổ chức và bản mô tả công việc cần phải phản ánh được những sự thay đổi này. Ta nên xem xét và điều chỉnh lại bản mô tả công việc ít nhất là 1 lần/năm.

7. Không nên mô tả với mục đích ép công việc vào các hạng, bậc lương mong muốn:
Làm như vậy sẽ tạo ra sự không công bằng trong mối quan hệ tiền lương.

8. Không mô tả công việc quá cao và ít người có khả năng đáp ứng:
Vì sẽ tạo ra sự khó khăn trong việc tìm kiếm người phù hợp với vị trí công việc này.

9. Không viết mô tả công việc trùng lắp, chồng chéo giữa các vị trí:
Nếu mắc phải sẽ dẫn đến sự phân chia trách nhiệm giữa các vị trí không rõ ràng, xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc” và có sự đùn đẩy trong công việc. Đây là một lỗi rất thường gặp trong quá trình xây dựng do người viết không có sự đối chiếu, tham khảo một cách có hệ thống với các bản mô tả công việc khác.

3. theo anh, trong các nội dung của QTNS thì nội dung nào mang tính nghệ thuật nhiều hơn ạ?
Trả lời: Câu hỏi này lại phải làm người ta tìm hiểu thêm 1 thứ đó là định nghĩa nghệ thuật. Sau khi tìm hiểu anh thấy có 3 định nghĩa như thế này:
- Nghệ thuật là: "kỹ năng" hay "sự khéo léo"
- Nghệ thuật là: một cái gì đó kích thích tư duy, cảm xúc, niềm tin, hay ý tưởng của một người thông qua giác quan.
- Nghệ thuật là: phương tiện để diễn đạt hay trao truyền cảm xúc và ý tưởng
Và nếu theo :
- Nghĩa 1: thì tất cả các nội dung đều là nghệ thuật nhưng nhiều hơn thì là tuyển dụng, tiếp đến là xử lý quan hệ lao động.
- Nghĩa 2: tuyển dụng rồi đến truyền thông nội bộ là 2 nội dung có tính nghệ thuật.
- Nghĩa 3: tuyển dụng rồi tiếp sau là đào tạo có tính nghệ thuật.

>> Chốt là tuyển dụng sẽ có tính nghệ thuật nhất. Vì tuyển dụng là phải giao tiếp với nhiều người khác nhau. Với mỗi người mỗi công việc người tuyển dụng sẽ phải vận dụng nhiều kỹ năng và sự khéo léo để ứng biến sao cho mọi việc diễn ra một các tốt đẹp nhất. Người tuyển dụng sẽ phải truyền đạt được thông điệp, niềm tim, cảm xúc và kích thích những thứ đó cho ứng viên. Vì vậy duyển dụng đòi hỏi phải có nghệ thuật.

Vì em cuối tuần này thi tốt nghiệp a ah, nên em muốn nhờ a tư vấn để em có thể dựa vào đó làm cơ sở cho bài làm phong phú hơn.

Em cám ơn a rất nhiều ạ.

Tái bút: Đây là đoạn chat tôi trả lời bạn lúc đó: "Hi em, Nếu những câu hỏi này có trong sách thì em nên tham khảo trong giáo trình. Chứ tham khảo ngoài nguy hiểm lắm. Lại điểm kém thì chết. Em hỏi thêm cô giáo nhé!" . Không biết bạn giờ sao rồi nhỉ ? Nếu bạn đọc được bài này của tôi thì nhớ vào comment tình hình nhé! : )

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • em cũng là sinh viên trường ĐẠi học Lao động Xã hội ngành nhân sự, cũng chuẩn bị thi tốt nghiệp tình cờ đọc được bài này, may quá đang cần. cảm ơn anh nhiều ạ.hi :)

  • Mình rất muốn làm về lĩnh vực nhân sự, và mình học đại học chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực, nhưng không biết nhiều về thực tế công việc nhân sự. Vậy phải bắt đầu học thực tế từ đâu. Công ty minh có Chị làm bên nhân sự nhưng thấy rất nhiều công việc, không biết mình có thể đảm đương nổi công việc đó không nữa. và mình không biết phải tự ôn tập từ đâu thì có thể áp dụng thực tế được nữa.
    thực tế thì nhân sự có bao nhiêu việc, ngoài việc tuyển dụng, đào tạo, phân bố nguồn nhân lực, duy trì, bảo hiểm, quản lý lương, ...

  • Chào anh, em xin nhờ anh tư vấn, em đang làm bài để nộp đề bài đưa ra là " mục tiêu của nhân sự là gì". Mong anh hướng dẫn dùm, hoặc anh có bài thì cho em xin để tham khảo anh nhé

    Rất mong sớm được sự hồi âm

    Em cảm ơn anh nhiều

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Đánh giá hiệu quả theo MBO (Management by Objectives) hoặc OJB

Khi tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc, bạn có thể gặp được… Read More

1 ngày ago

65% nhân viên tin rằng “lương được trả không công bằng”

74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More

2 ngày ago

Trẻ hóa đội ngũ nhân sự: Gen Z chỉ thích trao đổi 1-1

Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More

2 ngày ago

10 cách giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More

2 ngày ago

Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam

Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More

3 ngày ago