Chúng ta đã cùng nhau đi qua :
Nghề nhân sự là gì ?
Người làm nghề nhân sự phải như thế nào ? - phần 1
Hôm nay chúng ta lại tiếp tục bỏ chút thời gian để xem lại chủ đề: Người làm nghề nhân sự phải như thế nào ?. Ở bài trước chúng ta dừng lại tại:cảm giác của nghề nhân sự khi mới vào: Tất nhiên đầu tiên là tò mò. Có rất nhiều bạn tò mò nghề nhân sự là gì. Nhiều bạn không học đúng chuyên ngành nhưng cũng cố tìm cách để thực tập cho bằng được với một câu: em thích nghề nhân sự. Thích hay không thì chỉ cần sau 1 – 2 tháng là biết.
Tiếp là nguy hiểm, căng thẳng, ướt át, vui vẻ, tự hào rồi lại tò mò.
Có một số người cho rằng nhân sự là ổn định làm hành chính. Nếu cho rằng quan điểm như vậy thì họ lại quay lại bài toán làm dâu trăm họ rồi.
Cơ sở để tôi nói cái cảm giác đầu tiên khi mới bước chân vào nghề nhân sự là tò mò là vì nhiều thứ. Đầu tiên là hiện tượng tôi thấy có rất nhiều bạn nói với tôi rằng em thích nhân sự. Hỏi kỹ thì các bạn thích vì nhiều lý do, một trong số đó là thích làm sếp, lý do thứ 2 là do ... thầy giảng hay nên thích. Lý do "thầy giảng hay nên thích" hay được các bạn Ngoại Thương trao đổi. Trường Ngoại Thương có anh (thầy) Ngô Quý Nhâm. Anh Nhâm là một chuyên gia giỏi. Anh tham gia rất nhiều dự án tư vấn về nhân sự.
Nói cái cảm giác tò mò vì giờ càng ngày càng nhiều trường mở ngành, lớp về nhân lực. Bàn một chút về giáo dục. Mọi người nói rằng giáo dục không theo nhu cầu thị trường. Tôi thì lại thấy là nó có theo đấy chứ. Thị trường có nhu cầu đào tạo về nhân lực. Vậy là các trường mở ngành Nhân lực. Mở ra nhiều mà vẫn có người học thì tức là nhu cầu vẫn cao. Thế đấy, rõ ràng là theo nhu cầu thị trường rồi còn gì.
Theo tôi, lý do thuyết phục nhất và cũng đúng nhất để lựa chọn nghề nhân sự này đó là thích làm việc với con người, thích được hỗ trợ, thúc đẩy ai đó thăng tiến, thích được thấy sự phát triển của tổ chức. Để thỏa mãn cái sở thích đó thì công ty chỉ có 2 vị trí: 1 là sếp 2 là nhân viên nhân sự. Tất nhiên là có mấy ai vừa mới vào công ty đã được làm sếp đâu. Vì thế lựa chọn 1 vị trí trong phòng nhân sự cũng không tệ.
Cảm giác tiếp theo mà tôi muốn nói ở nghề nhân sự này chính là căng thẳng và nguy hiểm. Nghề nào cũng căng thẳng và nguy hiểm. Nhưng mỗi nghề sẽ mỗi khác. Cái căng thẳng ở đây ở chỗ, ta làm ở phòng nhân sự, theo 1 góc nhìn khác thì phòng nhân sự là 1 phòng chức năng hỗ trợ. Khi nhìn theo góc này, các sếp và mọi người có xu hướng sai vặt và đổ đầu tất cả mọi thứ lên phòng nhân sự. Không những thế, người ta mà cụ thể là các sếp sẽ không coi trọng phòng nhân sự. Và chính sự không coi trọng này dẫn tới các công việc về nhân sự sẽ bị "delay" hay là không có thứ tự ưu tiên cao. Công việc mà bị hoãn lại thì tức là chúng ta - nhân sự - sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. Ở những tổ chức nào mà bạn hay gặp câu nói đại loại như "nhân sự đâu có trong mô tả công việc của tôi", "nhân sự rách việc", "anh/chị đang nhiều việc quá", "anh/chị chưa làm kịp".... tệ hơn cả là cứ bơ đi thì có thể bạn đang rơi vào góc nhìn này. Cách hóa giải duy nhất đó là dựa vào kinh nghiệm của bản thân, cách thức xây dựng mối quan hệ để thúc đẩy công việc. Phải nói cho họ thấy sự quan trọng, phải có những quyết định đi kèm, phải cc mail cho sếp lớn, phải báo cáo, phải tỉ tê ...
Nguy hiểm là thế nào ? Là ... khi nào bạn nhận được tin nhắn lạ đe dọa, chửi bới bạn thì lúc đó là nguy hiểm. Các anh chị làm HR ở nhà máy hay bị tình trạng này hơn. Có nhiều anh chị kể với tôi rằng đã bị công nhân vác dao chỉ tận mặt để dọa. Có những lúc bị như vậy nhiều đến mức các sếp tổng phải gọi cả công an vào để hỗ trợ. Nguy hiểm sẽ xảy ra khi mà chúng ta xử lý 1 tình huống trong công ty không khéo, không ổn thỏa như cho thôi việc.
Cảm giác ướt át là như thế nào ? Làm nhân sự - làm việc với con người cho nên ta sẽ phải gặp những tình huống rất con người. Đã có anh chị nào từng gặp tình huống người lao động lên tận phòng để khóc lóc giãi bài chưa ? Nếu chưa thì chúng ta chưa đi hết cảm giác của nghề. Khi trả lương sai, người lao động hay bực tức và kiện cáo. Nhưng lại có trường hợp người ta lại khóc lóc. Vụ khóc lóc ướt át thường hay gặp ở các chị em hơn là các anh em.
Đi đến cuối cảm giác đó là sự tự hào. Tự hào khi chúng ta là người đưa ra và thực thi những quy định và chính sách của công ty. Tự hào khi chúng ta tư vấn hoặc giúp sếp xử lý được tình huống ổn thỏa. Mỗi nghề như tôi viết ở trên, đều có sự tự hào riêng. Tự hào khi giúp được 1 ai đó có công việc, tự hào khi tìm được đúng người vào tổ chức ... Nhân sự đúng là lắm cái tự hào.
ASK - năng lực của nghề nhân sự:
Từ đầu đến giờ, tôi và các bạn đã đi qua cái sướng, cái khổ, cấp độ và cảm giác của nghề nhân sự. Tiếp tục, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ câu hỏi: Người có thể làm được nghề nhân sự phải có năng lực nghề nghiệp như thế nào ?
Trước khi đi tiếp, tôi muốn làm rõ khái niệm và trao đổi thêm về thuật ngữ ASK :Mô hình ASK hay KSA là gì ?. Dường như ASK sẽ là thuật ngữ đầu tiên chúng ta cần biết khi quyết tâm đi vào con đường nhân sự này.
Có thể hiểu rằng ASK là 1 thuật ngữ để chỉ năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 yếu tố ( ASK ) :
+ Tri thức chuyên môn (knowledge)
+ Kỹ năng hành nghề (Skill)
+ Thái độ đối với nghề (attitude)
hoặc ASK như là 1 cách nói để chỉ cách thức tìm ra được năng lực trong từng nhiệm vụ cần làm của 1 công việc nào đó. Cụ thể về khái niệm, cách thức ... và những thứ bổ sung liên quan đến ASK, anh chị nếu tò mò thì có thể tìm hiểu thêm về lộ trình công danh hoặc từ điển năng lực.
Như vậy là chúng ta đã rõ ASK. Vậy thì chúng ta đều thống nhất rằng nghề nào, vị trí nào đi chăng nữa đều có năng lực nghề nghiệp hay ASK. Và mỗi nghề, mỗi vị trí thì sẽ có một số năng lực giống và một số năng lực riêng khác nhau.
Vậy để làm nhân sự thì người làm nhân sự phải có năng lực gì ?
Thứ nhất đó là : kiến thức về nhân sự. Cái kiến thức này được định nghĩa hoặc đo đếm chính là chuyên ngành hoặc bằng cấp liên quan đến nhân sự. Viết đến đây tôi lại nhớ lại có một bài viết tôi nêu quan điểm rằng không cần kiến thức vẫn làm được nhân sự. ( Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ – Muốn làm được điều này nên biết về Nhân sự ). Tôi giờ vẫn giữ quan điểm đó. Làm kinh doanh, đâu có học nhân sự vậy mà vẫn nhân sự như bình thường. Thực tế là vậy. Nhưng nếu không có kiến thức về nhân sự thì tôi tin quá trình làm việc và vận hành sẽ phải vấp rất nhiều. Do vậy, ai đang thiếu năng lực này mà vẫn làm nhân sự thì nên bổ sung hoặc hoàn thiện nó.
Thứ hai tôi muốn chia sẻ đó là thái độ hay là suy nghĩ khi làm nghề nhân sự. Thái độ sẽ quyết định tương lai và hành vi của mình như thế nào. Câu này tôi đã nghe ai đó nói và ngẫm lại tôi vẫn thấy đúng. Về thái độ của người làm nghề nhân sự thì sẽ có nhiều quan điểm. Anh chị và các bạn hẳn có một quan điểm riêng. Với tôi thì người làm nhân sự phải có thái độ như sau:
- Thích giao tiếp với con người.
- Kiên trì
- Tư duy logic
- Công bằng
- Trung thực
Thích giao tiếp thì tôi đã bàn ở trên. Về năng lực nhân sự, tôi đã có 1 bài viết về chủ đề này. Anh chị vui lòng tìm hiểu thêm tại đây: Năng lực của vị trí chuyên viên, nhân viên nhân sự ?
Nhìn vào những năng lực, này hẳn mọi người sẽ biết mình thiếu gì và nên học thêm, bổ sung cái gì.
Phần cuối của chủ đề : người làm nhân sự là như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau nói về lộ trình công danh của nghề nhân sự và trả lời câu hỏi: làm nhân sự có giàu được không ?
Lộ trình công danh là thuật ngữ thứ 2 mà ai làm nhân sự rồi sẽ phải biết. Trước khi nói chi tiết chùng ta cùng tìm hiểu định nghĩa. Không biết anh chị và các bạn đã đọc bài này của tôi chưa : Lộ trình công danh – CareerPath – chiếc bánh vẽ trong nhân sự … ? Làm nghề này là phải biết về nó.
Lộ trình công danh hiểu đơn giản chỉ là sự cam kết của DN đối với người lao động về tương lai của họ, để sao cho họ có thể phát huy được hết khả năng của mình, giữ chân họ lâu dài… giúp cho DN ổn định về mặt nhân sự và kinh doanh.
Lộ trình công danh hay lộ trình nghề nghiệp như là một con đường mà chúng ta sẽ phải đi ...
Còn tiếp
Hôm nay tôi đọc được một bài hay nói về những chỉ số phải biết… Read More
Hỏi: Công ty mình quy mô nhỏ (12 người). Tương lai sẽ tăng gấp đôi.… Read More
Đây là một tình huống phổ biến tại công sở: ai đó trong nhóm đang… Read More
Theo Bộ luật lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020: Quy chế Lương là gì?… Read More
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More