Các công việc phòng nhân sự sẽ phải làm phần 1 – theo cách nhìn của tháp nhu cầu

Như thường lệ, cứ đến tối chủ nhật, kc lại để ra 1 ít thời gian để ngẫm lại những gì mình đã làm tuần qua. Và điều hôm nay kc muốn nói với bạn đó là: bạn có biết làm nhân sự là làm những việc gì không ? Nếu bạn trả lời là có thì chúc mừng bạn. Về phần kc thì kc trả lời rằng: kc vẫn chưa thể biết hết được.

Để trả lời cho câu hỏi đó, kc có lang thang 1 số blog nổi tiếng như: Quechoa, Trang Hạ, Cogaidolong, Điều cày ... Không biết các bạn cảm thấy thế nào nhưng có 2 điều kc cảm nhận được đó là: 1. ngôn ngữ và cách dùng từ hay 2. thất vọng ( thất vọng ở đây tức là không tìm được cái mình cần tìm ). Kc thất vọng vì các bài viết thường là chửi đời chửi người. Thật chả thú vị gì khi suốt ngày đọc mỗi cái điệp khúc sao không thế này mà lại thế kia của trẻ con. Nếu bạn thích đọc 1 blog thú vị thì kc khuyên bạn nên đọc : Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa. Kc đang tự hỏi liệu có blog nào được như tuanvietnam.net hay chungta.com không nhỉ? Thỉnh thoảng có những bái viết cực đỉnh về cá nhân và các sự kiện. Liệu bạn có biết : Phùng Quán - sống trong nước nhưng không quên mình là lửa ? Bị xã hội vùi dập ( bao cấp ) nhưng không vì thế mà Phùng Quán phẫn uất. Ông vẫn viết lên những tác phẩm bất hủ ca ngợi xã hội ca ngợi con người Việt Nam. Ông vẫn là lửa dù có bị nước vùi dập.

Lan man thế đủ rồi, sau khi không thể tìm nổi lấy 1 bài gọi là có hàm lượng tri thức cao ( có thể do kc ngu xi nên không đánh giá được ), kc liền mò vào chungta.com. Và kc đã tìm được thứ mình cần: những bài viết đáng để comment, đáng để suy nghĩ. Giờ quay lại câu hỏi trên. Câu trả lời là:
1. Theo cái nhìn của quy trình quản trị nhân sự thì công việc nhân sự là thực hiện 1 chuỗi các thao tác trong quy trình. Đây là việc ai cũng biết và kc sẽ nói sau. Tạm gọi là phần 2 hoặc 3 gì đấy.
2. Theo cái nhìn của tháp nhu cầu: nhân sự là các công việc để thỏa mãn các nhu cầu trong tháp nhu cầu đó. Đây chính là cái kc muốn nói trong bài này ( phần 1 ).
Nào ta bắt đầu: Trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức, nhân sự là làm những việc để đáp ứng các nhu cầu sau :

1. Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến...

2. Để đáp ứng nhu cầu an toàn, Nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng đối với nhân viên.

3. Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu quan hệ, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác.

4. Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Các Nhà quản lý hoặc lãnh đạo, do đó, cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.

5. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, Nhà quản lý hoặc ông chủ cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. Các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới “thu phục” khá nhiều nhân viên giỏi, kể cả những nhân viên rất “khó tính” từ nhiều nước khác nhau do cơ chế hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo điều kiện cho họ có “nhà lầu xe hơi", việc làm ổn định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng tiến mạnh, kể cả giao cho họ những trọng trách và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Công ty...

Theo nguồn tạp trí Nhà quản lý ( được chungta.com dẫn lại ). Kc diễn giải rõ hơn:
Các công việc nhân sự để đáp ứng nhu cầu cơ bản:
- Tuyển dụng
- Trả lương: tốt và công bằng
- Xây dựng và duy trì chính sách phụ cấp : cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí
- Xây dựng và duy trì chính sách khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến...

Các công việc nhân sự để đáp ứng nhu cầu an toàn:
- Xây dựng môi trường điều kiện làm việc thuận lợi
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Xây dựng cơ cấu tổ chức và mô tả công việc
- Xây dựng, duy trì hệ thống chấm công, đán giá, đối xử công bằng đối với nhân viên.
Các công việc để bảo đảm đáp ứng nhu cầu quan hệ:
- Tổ chức các hoạt động PR nội bộ

Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng
- Khảo sát lương, đưa ra hệ thống lương phù hợp với thị trường
- Xây dựng cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi.
- Đánh giá cán bộ tiềm năng, theo dõi cập nhật thông tin nhân sự, đề bạt nhân sự

Đối với nhu cầu tự hoàn thiện
- Đào tạo và phát triển
- Xây dựng chính xách cho nhân viên Key
- Xây dựng lộ trình công danh
- Xây dựng thang ngạch bậc

Còn gì nữa không bạn nhỉ ?

Update 01/06/2023: Sau 13 năm, tôi quay lại đọc thì thấy những nội dung này vẫn mới với nhiều người. Nhiều công ty trong mảng nhân sự cũng có những bài viết tương tự trong thời gian gần đây.

Tóm lại về tổng thể các công việc về Quản trị nhân sự là tác động vào nhu cầu của con người trong tổ chức từ đó tạo động lực thúc đẩy họ hoàn thành mục tiêu và tổ chức đạt kết quả. Các công việc này chia thành 2 nhóm:
1. Xây dựng ra các công cụ chính sách để tác động vào nhu cầu và từ đó tạo động lực cho nhân viên.
2. Thực hiện các hoạt động tác nghiệp theo các chính sách công cụ tổ chức đưa ra nhưng không giới hạn (miễn được sự đồng ý hoặc không gây rủi ro cho tổ chức) để tác động nhu cầu nhân viên.

Nguyên lý hành động của con người theo tháp như cầu như sau: Tiền đề (Anteccedent): Tất cả những gì có thể thúc đẩy hành động (nhu cầu) --> Hành vi (Behaviors): Con người sẽ hành động (làm, thực hiện) --> Kết quả (Consequences): Kết quả của hành động đáp ứng mức độ nào của con người (nhận thức ra bài học dẫn tới quyết định tăng hay giảm hành động) --> Tiền đề: Nhu cầu --> Hành vi: Đưa ra hành động có chỉnh sửa theo bài học của kết quả lần trước --> Kết quả: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu để rút ra bài học --> tiếp tục quay lại vòng lặp.

Các kết quả trong vòng lặp ở trên thỏa mãn nhu cầu theo 2 hướng:
+ Tăng thêm (Phần thưởng - Củ cà rốt)
+ Giảm bớt (Hình phạt - Cây gậy)
(Bạn cứ tưởng tượng tam giác nhu cầu của Maslow chia đôi thành 2 phần: 1 bên là cực dương (Phần thưởng - Củ cà rốt) và 1 bên là cực âm (Hình phạt - Cây gậy). Các hành động ở cực dương là đáp ứng còn các hành động ở cực âm là lấy đi).

Khi kết quả của hành động trước đó đáp ứng thỏa mãn nhu cầu (nhận được thứ mình muốn) hay không thỏa mãn (không nhận được thứ mình muốn hoặc tránh được thứ mình ghét), gia tăng thêm sự thiếu thốn (nhận được thứ mình ghét) tạo ra 2 nhóm bài học cho từ đó thúc đẩy hành động tiếp:
- Nhóm kết quả làm thúc đẩy (tăng) hành động (1)
- Nhóm kết quả làm thoái lui (giảm) hành động (2)

Trong nhóm 1:
- Nếu kết quả của hành động trước là nhận được thứ mình muốn (Ví dụ: Được khách hàng cảm ơn vì đã giúp họ. Đây được gọi là các yếu tố khích lệ) thì sẽ có hiệu quả làm con người tăng thêm hành động hay có hành động tích cực tiến lên (có động lực). Các kết quả này được gọi là các kết quả tạo động lực (R+).
- Nếu kết quả của hành động trước là tránh được thứ mình ghét (Ví dụ: Bị sếp chê bai. Đây là yếu tố gây khó chịu) thì có hiệu quả làm con người tăng thêm hành động. Các kết quả này được gọi là các kết quả công kích (R-). Bản chất thì đây cũng là đạt được thứ mình muốn nhưng ở dạng tối thiểu.

Trong nhóm 2:
- Nếu kết quả của hành động trước là không nhận được thứ mình muốn (Ví dụ: Đã xây dựng xong quy trình nhưng không ai dùng. Đây là yếu tố vùi dập) thì sẽ có hiệu quả làm con người có hành động thoái lui. Các kết quả này được gọi là kết quả phớt lờ (P-)
- Nếu kết quả của hành động trước là bị nhận thứ mình ghét (Ví dụ: Bị cấp trên mắng trước mặt mọi người do mắc lỗi. Đây là yếu tố trừng phạt) thì sẽ có hiệu quả làm con người giảm hành động. Các kết quả này được gọi là kết quả trừng phạt (P+)

Nhìn vào hình ta sẽ thấy nếu hành được trước có kết quả:
- Nhiều R+ (khích lệ): Lượng hành động của con người (tích cực hoặc tiêu cực) sẽ nhiều lên.
- Nhiều R- (áp lực khó chịu): Lượng hành động cũng tăng lên nhưng đến ngưỡng nhất định thì sẽ giảm.
- Nhiều P+ (trừng phạt): Cũng tương tự như R-, con người lúc đầu sẽ hành động nhiều hơn nhưng sau đó thì giảm hành động.
- Nhiều P- (phớt lờ): Tương tự như R-, P+ nhưng hành động của con người sẽ có thời điểm bùng nổ sau đó giảm hành động.

Về mặt tổng quát là như vậy. Với số đông ai cũng có đủ 5 nhu cầu Maslow nhưng khi đi và tình huống cụ thể, chúng ta sẽ thấy mỗi người ở những hoàn cảnh nhất định sẽ có nhu cầu riêng. Những nhu cầu này gọi là động lực.

Khi nhìn nhu cầu trên góc độ động lực, chúng ta lại có thể phân thành 2 loại: Động lực bên trong và độc lực bên ngoài.
- Động lực bên trong có thể hiểu là những yếu tố tinh thần (tạo ra sự nỗ lực) bao gồm các nhu cầu bậc 5, 4 và 1 phần bậc 3.
- Độc lực bên ngoài là những yếu tố vật chất bao gồm các nhu cầu bậc 1, 2 và 1 phần bậc 3.
Do những nhu cầu ở bậc 1, 2 đến một ngưỡng nào đó thì sẽ tác động đến lượng hành động không nhiều. Và có thể dẫn con người dẫn tới hiệu ứng tâm lý viên kẹo (đòi hỏi nếu không được đáp ứng) nên chúng ta cố gắng cung cấp động lực bên trong càng lớn càng tốt.

Viết mấy dòng này mà cũng mất cả sáng. Giờ tôi vào ca tư vấn đây.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • Sao anh KINHCAN để nhiều hình ảnh ghi kiếp người vậy nhỉ?
    Anh viết thực tế và cô đọng quá!
    Chắc em làm member thường xuyên của blog này thui!

  • Cách tiếp cận này hay quá! Ngoài ra em cũng thấy nhu cầu làm chủ, làm cái gì đó của riêng mình. Do vậy, nhiều công ty lớn khuyến khích nhân viên xây dựng và phát triển dự án kinh doanh do mình nghĩ ra.

  • Bạn có tài liệu về hoạt động thanh tra, giám sát của doanh nghiệp không có thể chia sẽ cho mọi người tham khảo được không, cảm ơn bạn.

    • Cường có chứ! Anh cứ tìm kiếm trên blog là sẽ thấy anh ạ!

      • cảm ơn bạn, tài liệu của bạn rất hay và hữu ích.

      • chào Cường!
        ý mình muốn hỏi là tài liệu về hoạt động của bộ phận Thanh tra, giám sát của các doanh nghiệp nhnhư quy chế của phòng thanh tra, chức năng, nhiệm vụ của phòng thanh tra, giám sát. các công việc của phòng thanh tra, giám sát...
        Xin cảm ơn!

        • Trong doanh nghiệp thường sẽ có phòng hoặc bộ phận Kiểm soát nội bộ, kiểm soát chất lượng. Công tác thanh tra thường cho 2 bộ phận này và cho kiểm tra chéo.

  • cảm ơn bạn, tài liệu của bạn rất hay và hữu ích.

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Quản trị nhân sự trong ngành sản xuất: Thách thức và giải pháp

Trong bối cảnh hiện đại, ngành sản xuất đang đối diện với những thách thức… Read More

15 giờ ago

Khóa học BSC & KPI online chất lượng 2024

Các khóa học BSC KPI ngày càng dành nhận được nhiều sự quan tâm của… Read More

5 ngày ago